Báo Điện tử Gia đình Mới

Vì sao một số bệnh nhân xét nghiệm lần thứ 3 mới phát hiện nhiễm COVID-19?

Trước khi phát hiện mắc COVID-19, một số bệnh nhân đã có kết quả xét nghiệm âm tính. Vì sao lại có tình trạng xét nghiệm lần 3 mới phát hiện nhiễm COVID-19?

Một số bệnh nhân COVID-19 xét nghiệm lần ba mới phát hiện nhiễm bệnh làm không ít người tỏ ra lo lắng vì trước đó kết quả xét nghiệm PCR của họ cũng âm tính.

Giải thích về kết quả xét nghiệm COVID-19, BSCKII Vũ Thị Thu Hương, Khoa khám bệnh, BV Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 1) cho biết, để khẳng định một người có nhiễm COVID-19 hay không thì người ta dùng xét nghiệp Real-Time PCR để khẳng định.

PCR (Chuỗi Phản ứng Polymerase, Polymerase Chain Reaction) là kỹ thuật phát hiện AND (hoặc ARN) của mầm bệnh hiện diện trong bệnh phẩm nhờ vào phản ứng chuỗi enzyme polymerase khuếch đại lên cả triệu lần trong một thời gian ngắn.

Nguyên lý hoạt động của PCR là dùng enzyme trùng hợp polymerase để nhanh chóng tạo ra một lượng lớn các bản sao từ một đoạn AND (ARN) chọn lọc.

XEM THÊM: Xét nghiệm PCR là gì? Tại sao cần xét nghiệm PCR để phát hiện bệnh nhân COVID-19?

  Kết quả của xét nghiệm COVID-19 phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ảnh minh họa

Kết quả của xét nghiệm COVID-19 phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ảnh minh họa

Kết quả của xét nghiệm này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thứ nhất là phụ thuộc vào diễn biến của bệnh. Tức là mẫu bệnh phẩm được lấy vào giai đoạn nào của bệnh.

Ví như lấy mẫu bệnh phẩm vào giai đoạn đầu khi mới nhiễm virus thì xét nghiệm PCR vẫn cho là âm tính. Hoặc lấy bệnh phẩm vào giai đoạn sau khi bệnh nhân đã khỏi bệnh thì xét nghiệm PCR cũng cho âm tính.

Thứ 2 là phụ thuộc vào quá trình lấy mẫu bệnh phẩm. Khi lấy mẫu bệnh phẩm không đúng (không đúng về vị trí, không đúng về chất lượng mẫu) thì cũng làm cho sai lệch kết quả xét nghiệm PCR.

Bác sĩ Hương thông tin thêm: “Để khẳng định chắc chắn một người mắc COVID-19 cần có sự phối hợp giữa lâm sàng và xét nghiệm. Tức là bác sĩ lâm sàng căn cứ vào kết quả xét nghiệm để đánh giá bệnh nhân ở giai đoạn nào của bệnh.

Nếu giữa 2 bên lâm sàng và xét nghiệm đưa ra kết quả không hợp lý thì có thể sẽ làm lại xét nghiệm để cho kết quả chính xác nhất.

Kết quả xét nghiệm cũng có thể được chạy lại vài lần để khẳng định chứ không phải chỉ 1 lần.

Nếu nghi ngờ về kết quả cũng có thể xét nghiệm so sánh giữa các phòng xét nghiệm khác nhau để có được cho kết quả chính cuối cùng”.

Muốn đưa ra kết luận một bệnh nhân mắc COVID-19 cần phải làm xét nghiệm theo quy trình rất cẩn thận và nghiêm ngặt mới đưa ra kết quả cuối cùng là có bị nhiễm virus SARS-CoV-2.

Với tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay, bác sĩ Hương khuyến cáo người dân cần tuân thủ tất cả các biện pháp phòng bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế để tránh lây nhiễm trong cộng đồng như: đeo khẩu trang khi ra đường, rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, tránh đi đến nơi đông người, tránh đến vùng dịch…

Với những người đi từ vùng dịch về hoặc có tiếp xúc với người nhiễm, nghi nhiễm cần tuân thủ cách ly. Trong thời gian cách ly theo khuyến cáo nếu có triệu chứng cần đến các cơ sở y tế để thăm khám, sàng lọc và làm các xét nghiệm cần thiết xem có nhiễm COVID-19 hay không.

Đặc biệt đối với những trường hợp được chỉ định xét nghiệm PCR, dù cho kết quả âm tính vẫn phải cách ly 14 ngày sau khi tiếp xúc gần với người bệnh, người nghi nhiễm.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO