Vì sao đã tiêm phủ vắc-xin mà mỗi ngày vẫn gần 160 bệnh nhân COVID-19 qua đời?

So với thời kỳ tháng 8, 9/2021, bệnh nhân COVID-19 tử vong đã giảm song vẫn ở mức cao (trên 200 ca/ngày). Cũng theo Bộ Y tế, trung bình số tử vong 7 ngày qua là 159 ca/ngày.

Trong Quyết định Ban hành Kế hoạch Phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm năm 2022 do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn ký, Bộ Y tế đã có đánh giá về dịch bệnh truyền nhiễm của nước ta. 

Số ca nhiễm trong giai đoạn vừa qua tăng rất nhanh do biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, đột ngột dẫn đến số ca mắc tăng cao và tăng số ca bệnh nặng và tử vong, gây quá tải hệ thống y tế của một số địa phương.

Số bệnh nhân COVID-19 tử vong vẫn ở mức cao dù so với thời kỳ tháng 8, 9/2021, số tử vong đã giảm. Trung bình số ca tử vong 7 ngày qua là 159 ca/ngày. Các trường hợp tử vong chủ yếu là người già, người có bệnh nền, trong đó phần lớn chưa được tiêm đủ vắc xin (tại TP.HCM, An Giang... có 85% trường hợp tử vong là chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin).

  Số bệnh nhân COVID-19 tử vong vẫn cao.

Số bệnh nhân COVID-19 tử vong vẫn cao.

Theo Bộ Y tế đánh giá, nguyên nhân của việc số bệnh nhân COVID-19 vẫn cao là do một số hạn chế, bật cập trong thu dung điều trị tại cơ sở. Năng lực thu dung, điều trị tại một số nơi còn bất cập nhất là khi số ca bệnh nặng tăng cao. Một số địa phương chưa chủ động trong thực hiện phương châm “4 tại chỗ” còn hạn chế về nhân lực, trang thiết bị, vật tư, thuốc. Tại một số địa phương phía Nam gặp khó khăn về nhân lực điều trị bệnh nhân chuyển nặng, bệnh nhân nặng do dựa nhiều vào lực lượng hỗ trợ của Trung ương.

Qua hai năm chống dịch, nhiều cán bộ nhân viên y tế đã rất mệt mỏi do phải liên tục làm việc trong môi trường có áp lực cao và trong thời gian dài, trực tiếp đối diện với nguy cơ lây nhiễm cao bị sang chấn tâm lý, quá tải công việc...Ngành y tế đã ghi nhận hàng ngàn trường hợp xin nghỉ việc, thôi việc dẫn đến gia tăng nguy cơ thiếu nhân lực y tế.

Cơ sở vật chất của nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gặp nhiều khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu thu dung điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch.

Bên cạnh đó, nhiều địa phương chưa triển khai sát với hướng dẫn phân loại nguy cơ người nhiễm SARS-CoV-2, dẫn đến người có nguy cơ cao, rất cao điều trị tại nhà; quản lý F0 tại nhà chưa tốt. Một số trường hợp F0 tự phát hiện không báo cơ sở y tế, một số trường hợp F0 báo cáo nhưng chưa được can thiệp kịp thời.

Bộ Y tế cũng chỉ ra tình trạng: “Người bệnh nặng đến các cơ sở tầng 3 ở giai đoạn muộn do tự điều trị tại nhà hoặc chuyển tuyến dưới chậm. Điều phối chuyển viện, chuyển tầng chưa hợp lý, một số tỉnh chưa triển khai quản lý tại nhà các trường hợp không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, gây quá tải hệ thống bệnh viện”.

Lý do nữa là do việc sử dụng thuốc tại nhà chưa theo hướng dẫn của Bộ Y tế. F0 dùng thuốc chống đông, chống viêm quá sớm và nhiều địa phương chưa đầu tư tăng cường năng lực hồi sức tích cực.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính