Nếu bạn cảm thấy khó thở sau khi leo cầu thang thì bạn cũng không cần quá lo lắng vì không hẳn nguyên nhân là vì bạn có vấn đề sức khỏe.
1. Do vấn đề sức khỏe
Nếu sau khi leo cầu thang, bạn không chỉ thở dốc mà còn bị đau ngực, sưng bàn chân và mắt cá chân hoặc bắt đầu ho, bạn nên khám bác sĩ. Vì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn có vấn đề sức khỏe.
2. Bạn chưa khởi động
Trước khi bắt đầu tập luyện, chúng ta thường có bài tập khởi động. Đây là phần rất quan trọng, giúp làm ấm các cơ, tăng dần lưu lượng máu và oxy, giảm nguy cơ chấn thương.
Khi chúng ta bắt đầu leo cầu thang, chúng ta nhanh chóng chuyển từ trạng thái nghỉ ngơi sang hoạt động thể chất mạnh mà không khởi động trước.
Do đó cơ thể chúng ta cần phải làm việc nặng hơn để có nhiều oxy cung cấp đến các cơ trong thời gian ngắn, do đó nhịp tim sẽ tăng lên.
Vậy nên chúng ta sẽ thở dốc sau khi leo cầu thang.
3. Leo cầu thang không giống những bài tập cardio thông thường
Leo cầu thang dùng một hệ thống năng lượng khác với những bài tập cardio. Nó gọi là hệ thống năng lượng phosphagen. Nó được sử dụng khi cơ bắp cần nhiều năng lượng trong thời gian ngắn, vận động cường độ cao.
Để hệ thống này hoạt động đòi hỏi những loại phân tử nhất định nhưng cơ thể không có nhiều. Do đó chúng ta nhanh thở dốc hơn sau khi leo cầu thang một thời gian ngắn so với tập các bài cardio trong thời gian dài và ổn định.
4. Cơ bắp mệt mỏi nhanh hơn
Sợi cơ được chia làm 2 loại cơ bản - sợi cơ co rút chậm và sợi cơ co rút nhanh.
Nếu bạn hay chạy bộ, bạn có thể chạy được một quãng đường dài nhờ vào các sợi cơ co rút chậm. Những sợi cơ này ít mệt mỏi hơn nhưng không có nhiều sức mạnh.
Khi bạn leo cầu thang, bạn cần sợi cơ co rút nhanh nhưng chúng lại dễ mệt mỏi hơn.
5. Người không tập luyện nhiều có thể ít thở dốc hơn
Nếu bạn đã tập luyện sức bền bằng chạy bộ thì bạn đã quen sử dụng sợi co rút chậm nhiều hơn và chúng dựa vào quá trình chuyển hóa hiếu khí.
Tuy nhiên, khi bạn leo lên cầu thang, loại vận động ngắn và mạnh này đòi hỏi sự trao đổi chất kỵ khí.
Nó tạo ra CO2 và H2 và hydro, thứ mà các vận động viên sức bền nhạy cảm hơn những người khác.
Đó là lý do tại sao những người không tập luyện nhiều lại có thể leo cầu thang dễ dàng hơn người thường xuyên tập luyện sức bền.
Làm thế nào để leo cầu thang bộ dễ dàng hơn
Hãy thử sử dụng cầu thang thường xuyên hơn. Sở dĩ chúng ta thấy khó khăn khi leo cầu thang là vì chúng ta không thực hiện loại vận động này thường xuyên nên cơ thể không quen.
Bạn cũng có thể thử các bài tập như chạy nước rút, nhảy hoặc các bài tập đòi hỏi nhiều năng lượng đột ngột khác, tương tự như leo cầu thang.
Bạn có thể rèn luyện cơ mông và chân bằng cách thực hiện động tác squat và lunge.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Vì sao chúng ta thở dốc khi leo cầu thang dù thường xuyên tập luyện? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].