Theo nghiên cứu, việc cha mẹ dạy con các phép lịch sự, quy tắc đạo đức sẽ mang lại những tác động tích cực tới cuộc sống của con sua này.
Dưới đây là những lợi ích khi dạy trẻ nói những câu lịch sự như "cảm ơn", "vui lòng", "chúc một ngày tốt lành",...
Bày tỏ lòng biết ơn có lợi cho sức khỏe tâm thần
Một số nghiên cứu phát hiện mối liên quan trực tiếp giữa sức khỏe và việc bày tỏ lòng biết ơn. Lòng biết ơn giúp con người có những cảm xúc tích cực hơn, tận hưởng những trải nghiệm tốt và cải thiện sức khỏe con người.
Trên thực tế, một nghiên cứu đã được tiến hành để thử nghiệm giả thiết này.
Các nhà nghiên cứu đã yêu cầu tình nguyện viên viết mỗi tuần vài câu về những chủ đề nhất định.
Một nhóm viết về những điều họ biết ơn, còn nhóm thứ hai viết về những điều khiến họ khó chịu, không hài lòng trong ngày.
Sau 10 tuần, những người viết về điều biết ơn cho thấy lạc quan hơn, cảm giác yêu cuộc sống hơn và rèn luyện sức khỏe nhiều hơn những người viết về điều tiêu cực.
Điều đó cho thấy việc bày tỏ lòng biết ơn, nói cảm ơn tác động tích cực tới tư duy của họ.
Giúp phát triển và duy trì những mối quan hệ
Dạy trẻ biết ơn và bày tỏ lòng biết ơn sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng và duy trì những mối quan hệ quan trọng khi trưởng thành.
Nghiên cứu của Tiến sĩ Sara Algoe từ Đại Học Bắc Carolina, Mỹ cho biết việc bày tỏ cởi mở lòng biết ơn và trân trọng đối với người xung quanh sẽ mang lại lợi ích sức khỏe ngắn hạn và lâu dài cho bạn và người bạn cảm ơn.
Do đó lòng biết ơn rất quan trọng trong việc xây dựng và nuôi dưỡng các mối quan hệ về lâu dài.
Học phép lịch sự và cảm ơn từ nhỏ giúp xây dựng tính cách mạnh mẽ
Trẻ em như tờ giấy trắng, mọi thứ trên thế giới với trẻ đều mới mẻ. Do đó từ nhỏ cha mẹ nên dạy trẻ các phép tắc lịch sự, đạo đức ngay từ nhỏ để trẻ phát triển dược những tính cách tốt đẹp, mạnh mẽ.
Theo Jean Piaget, chuyên gia về sự phát triển ở trẻ, độ tuổi vàng để bắt đầu dạy trẻ đạo đức là từ 2 đến 7 tuổi.
Trong khoảng thời gian này, trẻ sẽ bắt đầu hiểu giá trị đích thực của sự tôn trọng, cảm thông và công bằng.
Cách dạy trẻ lịch sự và biết ơn
- Làm gương cho trẻ: Trẻ em quan sát và học hỏi từ cách người lớn nói chuyện. Khi bạn bày tỏ sự biết ơn chân thành với mọi người thì trẻ cũng sẽ học từ đó và có xu hướng bắt chước cha mẹ.
- Nói chuyện cởi mở về lòng biết ơn: Trao đổi, thảo luận về khái niệm lòng biết ơn sẽ giúp trẻ nhận thức được tầm quan trọng và phát triển tính cách.
- Viết nhật ký: Dạy trẻ cách viết 2-5 điều trẻ biết ơn mỗi ngày và giải thích vì sao những điều đó khiến trẻ biết ơn.
Bạn có tin rằng lòng biết ơn là chìa khóa cho hạnh phúc lâu dài của trẻ? Bạn có dạy con cách cảm ơn không và dạy con như thế nào? Hãy chia sẻ dưới phần bình luận nhé.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Vì sao cha mẹ nên dạy con nói 'cảm ơn', 'vui lòng', 'chúc một ngày tốt lành'? tại chuyên mục Dạy con của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].