Bạn có thể không xác định được tình trạng của mái tóc khi mới nhìn bên ngoài. Tuy nhiên có một số cách đơn giản giúp bạn kiểm tra sức khỏe của mái tóc để có biện pháp điều trị phù hợp.
Dưới đây là 4 cách kiểm tra tóc có khỏe mạnh hay không mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà.
1. Kiểm tra chân tóc
Để biết tóc của bạn có khỏe mạnh hay không và có nguy cơ rụng tóc hay không, hãy kiểm tra chân tóc trước tiên bằng cách sau:
- Nhổ một lọn tóc sao cho phần gốc vẫn bám vào tóc.
- Kiểm tra nang tóc. Chân tóc bình thường sẽ có hình củ, hơi phình ra, như vậy là tóc bạn vẫn khỏe mạnh. Nếu chân tóc nhỏ, không phình lên thì chứng tỏ tóc đang yếu và cần chăm sóc.
2. Kiểm tra độ xốp của tóc
Phương pháp này giúp kiểm tra độ xốp của tóc. Tóc khỏe sẽ khá đặc, còn hư tổn thì xốp và hấp thụ chất lỏng nhanh chóng. Để thực hiện kiểm tra, hãy làm như sau:
- Nhổ một vài lọn tóc từ các phần khác nhau trên đầu như đỉnh đầu, gáy và hai bên/
- Thả các sợi tóc vào cốc nước. Những sợi tóc hoàn toàn khỏe mạnh sẽ nổi lên, những sợi tương đối khỏe mạnh sẽ hơi chìm xuống một chút và những sợi bị hư tổn sẽ chìm hoàn toàn.
3. Kiểm tra độ đàn hồi
Đây là phương pháp kiểm tra độ đàn hồi của tóc. Bạn có thể tực hiện với các bước đơn giản:
- Cẩn thận nhổ một sợi tóc.
- Cầm hai đầu sợi tóc và kéo giãn nhẹ nhàng. Nếu sợi tóc giãn ra rồi hồi lại khi bạn thả tay, đó là sợi tóc khỏe. Nếu tóc gãy dễ dàng, chứng tỏ tóc yếu và bị hư tổn.
4. Kiểm tra biểu bì tóc
Với bài kiểm tra này, bạn có thể xác định tình trạng của lớp biểu bì tóc có bị hư hại hay không. Bạn hãy làm như sau:
- Kẹp một sợi tóc giữa ngón tay trỏ và ngón tay giữa.
- Rút sợi tóc qua hai ngón tay của bạn, từ ngọn đến gốc. Nếu cảm thấy thô ráp và không đều màu thì tóc bạn đã bị hư tổn. Nếu cảm thấy mịn, tức là tóc khỏe mạnh.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 4 cách kiểm tra tóc có khỏe mạnh hay không bằng mắt thường tại chuyên mục Làm đẹp của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].