Các nhà khoa học đã có lời giải đáp về hiện tượng thú vị này.
Ngay cả khi bạn chọn tuyến đường khác, bạn sẽ vẫn cảm thấy đường về ngắn hơn
Ban đầu, các nhà khoa học cho rằng "hiệu ứng đường về" (return trip effect) là do sự quen thuộc.
Vì chúng ta đi qua cùng một tuyến đường và đã quen những cảnh vật xung quanh nên khi trở về nhà, chúng ta cảm thấy đi nhanh hơn.
Tuy nhiên lý do này không thực sự chính xác vì người ta phát hiện ra rằng hiệu ứng này vẫn xảy ra với việc di chuyển bằng đường hàng không hay khi đi tuyến đường khác.
Cách cơ thể đo lường, cảm nhận thời gian
Cách cơ thể cảm nhận thời gian không phải dựa trên số giờ, số phút đã qua đi, mà là cách đánh giá dựa trên ký ức của chúng ta.
Trong chuyến đi, chúng ta không cảm nhận sự khác biệt về cách thời gian trôi, nhưng sau khi đã về nhà, bạn sẽ cảm thấy chuyến đi về có vẻ ngắn hơn.
Ngoài ra, khi rời nhà, chúng ta thường có kế hoạch mình sẽ làm gì khi tới điểm đến. Do đó chúng ta phải chú ý thời gian, xem giờ nhiều hơn. Điều đó khiến chúng ta cảm thấy thời gian không trôi đi nhiều.
Thái độ lạc quan, mong chờ chuyến đi
Chúng ta hào hứng, háo hức đi du lịch, do đó tạo cảm giác con đường đến địa điểm du lịch như dài hơn.
Do đó khi chúng ta trở về nhà, chúng ta sẽ nghĩ cũng phải mất thời gian dài tương đương, nhưng lúc này hoàn cảnh đã khác biệt vì chúng ta không cảm nhận sự vui vẻ tương đương.
Cảm giác háo hức khiến chúng ta thấy thời gian tới điểm đến lâu hơn so với khi đi về nhà.
Hiệu ứng tương tự khi xem video
Trong thí nghiệm cuối cùng, các nhà khoa học muốn kiểm tra liệu chúng ta có cảm nhận hiệu ứng tương tự khi xem một video.
Họ đã phát 2 video quay cùng một người đạp xe. Cả hai video đều dài 7 phút, người tham gia thí nghiệm phải theo dõi hết 2 video để xem liệu họ có cảm nhận được "hiệu ứng đường về".
Kết quả là đúng như vậy, họ vẫn cảm thấy người đi xe đạp đã đạp nhanh hơn trên đường về.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Vì sao bạn luôn cảm thấy lúc về nhanh hơn lúc đi, ngay cả khi cùng một tuyến đường? tại chuyên mục Kỹ năng sống của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].