Kunito Imai, nhiếp ảnh gia sinh ra và lớn lên ở Tokyo, Nhật Bản đã áp dụng cách tiếp cận ‘Less is More’ (tối giản) để ghi lại những khoảnh khắc thiên nhiên tuyệt đẹp ở xứ sở phù tang.
Điều đặc biệt là, những bức ảnh này gợi cho chúng ta nhớ đến những bài thơ Haiku, một thể thơ đặc sắc của Nhật.
Gia Đình Mới xin gửi tới độc giả những sắc màu thiên nhiên Nhật Bản qua các mùa, chắc chắn sẽ chạm đến trái tim những người yêu cái đẹp.
#1
#2
#3
#4
#5
#6
#7
#8
#9
#10
#11
#12
#13
#14
#15
#16
#17
#18
#19
#20
#21
#22
#23
#24
#25
#26
#27
#28
#29
#30
#31
#32
#33
Thể thơ haiku được ra đời vào thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603 - 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông.
Haiku bắt nguồn từ thể thơ truyền thống tanka (đoản ca). Haiku thật ra là phần đầu của bài tanka, tanka còn gọi là waka (Hòa ca) tức là thơ của người Nhật Bản.
Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson, Masaoka Shiki đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như chúng ta thấy ngày nay.
Đây có lẽ là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku, mặc dù đôi khi ta vẫn thấy có những hình thức khác, nhưng thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết.
Về nội dung thơ Haiku có luật cơ bản sau: không mô tả cảm xúc, chủ yếu ghi lại sự việc xảy ra trước mắt.
Vì số chữ bị giới hạn trong 17 âm nên thơ Haiku thường chỉ diễn tả một sự kiện xảy ra ngay lúc đó, ở thì hiện tại. Sự kiện này có thể liên kết hai ý nghĩ, hay hai ý tưởng khác nhau mà ít khi người ta nghĩ đến cùng một lúc.
Một bài Haiku Nhật luôn tuân thủ hai nguyên lý tối thiểu, đó là Mùa và Tính Tương Quan Hai Hình Ảnh.
Trong thơ bắt buộc phải có ‘Kigo’ (quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả mùa (không dùng từ xuân, hạ, thu, đông nhưng dùng các từ như hoa anh đào, cành khô, lá vàng,tuyết trắng... để chỉ các mùa), và diễn tả một hình ảnh lớn (vũ trụ) tương xứng với một hình ảnh nhỏ (đời thường).
Ví dụ:
Trên đám cây sa thảo
dưới bóng hàng thông
tuyết nằm diễm ảo
có cách nào giữ lại
cho tuyết đừng tan không?
(tanka - Sakanoemo Iratsume)
Quỳnh AnhBạn đang xem bài viết Vẻ đẹp bình dị của thiên nhiên Nhật Bản qua những bức ảnh theo phong cách thơ Haiku tại chuyên mục Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].