Báo Điện tử Gia đình Mới

Uống thuốc đau họng thừa của mẹ, bé trai 11 tuổi nguy kịch

Bé trai 11 tuổi than bị đau họng, thay vì đưa con đi khám thì người mẹ lại lấy thuốc đau còn thừa của mình cho con uống, dẫn đến trẻ bị sốc phản vệ, suýt mất mạng.

Theo thông tin chia sẻ của BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM, khoa cấp cứu của bệnh viện mới tiếp nhận trường hợp bé N.T.P. (11 tuổi, nam, ở Bình Chánh, TP.HCM) vào viện trong tình trạng sốc nặng.

Bệnh sử ghi nhận, cùng ngày nhập viện, trẻ than đau họng, được mẹ cho uống thuốc đau họng (thuốc của mẹ uống còn) tự mua ngoài hiệu thuốc tây (cotrim 960 mg, cephalexin 500mg, paracetamol 500mg, B – Complex C 500mg).

  Bé trai 11 tuổi bị sốc phản vệ nặng do cho uống thuốc đau họng thừa của mẹ được cấp cứu thành công

Bé trai 11 tuổi bị sốc phản vệ nặng do cho uống thuốc đau họng thừa của mẹ được cấp cứu thành công

Sau khi uống thuốc bé được mẹ chở đến trường học khoảng 15 phút. Khoảng 10- 15 phút vào lớp, trẻ than mệt, xuất hiện đau bụng tăng dần rồi đột ngột ngất khoảng 30 giây thì tỉnh lại, tiêu phân sệt vàng 1 lần không đờm máu.

Cô giáo thấy trẻ đỏ da toàn thân, đo huyết áp tại trường 90/60 mmHg, trẻ bứt rứt nên báo gia đình đến, chuyển trẻ gấp tới Bệnh viện Nhi đồng TP.HCM trong 15 phút.

Tại khoa cấp cứu, trẻ có biểu hiện tím tái, thở yếu, nhịp tim giảm còn 40 – 50 lần/phút, mạch khó bắt, huyêt áp khó đo, điện tâm đồ biểu hiện nhịp thất, ngoại tâm thu thất, trẻ được đặt nội khí quản giúp thở, tiêm bắp adrenalin 1/1000 truyền dịch và tiến hành đặt máy tạo nhịp.

Diễn tiến trẻ nặng phức tạp suy hô hấp, sốc, rối loạn nhịp tim, được tiếp tục chống sốc truyền dịch, truyền thuốc adrenalin, dưới hướng dẫn đo huyết áp xâm lấn và áp lực tĩnh mạch trung tâm, điều chỉnh toan chuyển hóa và điện giải.

Sau 48 giờ tình trạng trẻ cải thiện dần, cai được máy thở, tỉnh táo, tiếp xúc tốt. Đây là trường hợp sốc phản vệ do thuốc kèm rối loạn nhịp nặng được bệnh viện cứu sống.

Qua trường hợp, các bác sĩ khuyến cáo, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc cho trẻ uống. Khi trẻ bị bệnh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Khi biết trẻ có dị ứng thuốc, phụ huynh phải khai báo với bác sĩ để tránh gây phản ứng thuốc nặng xảy ra cho trẻ.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO