Quá trình tiêu hóa được bắt đầu ngay khi bạn ngửi thấy mùi thức ăn hoặc khi bạn nghĩ tới thực phẩm, các tuyến trong miệng đã bắt đầu tiết ra nước bọt.
Trung bình, dạ dày cần 4 tiếng đồng hồ để tiêu hóa thức ăn và đưa chúng đến ruột non tiếp tục quá trình tiêu hóa.
Tuy vậy, khi chúng ta uống nước, nước sẽ không được giữ lại lâu trong dạ dày. Trung bình, dạ dày mất khoảng 10 phút để tiêu hóa khoảng 29,5 ml (1 oz) nước. Vì thế, dù bạn uống nước trong khi ăn cũng sẽ không làm dạ dày bạn căng lên, bởi nước sẽ đi qua thức ăn, làm ẩm thức ăn và ra khỏi dạ dày một cách nhanh chóng.
1. Nước không làm giảm lượng axit trong dạ dày
Cơ thể chúng ta là một hệ thống phức tạp và luôn được điều chỉnh cho phù hợp với từng điều kiện.
Nếu dạ dày "cảm thấy" rằng nó không thể tiêu hóa một thực phẩm nào đó, nó sẽ tự động tạo ra nhiều enzyme hơn và làm tăng độ axit của dung dịch dạ dày.
Do đó, ngay cả khi bạn uống rất nhiều nước, nó cũng sẽ không ảnh hưởng đến mức độ axit trong dạ dày của bạn và làm giảm hiệu quả tiêu hóa.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số thực phẩm có thể làm giảm nồng độ axit trong dạ dày của chúng ta, nhưng nồng độ này sẽ trở lại bình thường rất nhanh.
2. Nước không ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa
Các nhà khoa học cho rằng, nước rời khỏi dạ dày nhanh hơn các thực phẩm rắn, nên nó không làm ảnh hưởng đến tốc độ tiêu hóa.
3. Vậy có nên uống nước khi ăn?
Uống nước khi ăn không ảnh hưởng gì đến chất lượng bữa ăn và quá trình tiêu hóa của bạn. Ngược lại, nước còn giúp làm mềm các thức ăn rắn, giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn.
Tuy nhiên, bạn không nên uống nước trước khi nuốt thức ăn, bởi nước bọt đã chứa đủ các enzyme cần thiết và bạn không cần uống nước để dễ nuốt hơn. Bên cạnh đó, việc uống nước trước khi nuốt thường khiến cho thức ăn chưa được nhai kỹ đã trôi xuống dạ dày cùng với nước, tạo gánh nặng cho dạ dày phải làm việc nhiều hơn.
Vì vậy, nếu cảm thấy khó nuốt, bạn chỉ nên uống 1 ngụm nhỏ hoặc uống sau khi đã nuốt thức ăn.
Theo các chuyên gia, chúng ta nên uống đủ lượng nước nửa giờ trước bữa ăn và một tiếng sau khi ăn. Điều này cho phép các acid clohydric có đủ thời gian để tiêu hóa thức ăn một cách hợp lý và ngăn chặn sự hình thành của khí, axit và tránh đầy hơi.
Theo Brightside.
LamBạn đang xem bài viết Uống nước khi ăn cơm: Lợi hay hại? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].