Ức chế melatonin là dấu hiệu của sự gián đoạn nhịp sinh học, vấn đề có thể tăng nguy cơ gây ung thư nếu tiếp diễn trong thời gian dài.
Mười trẻ em, tuổi từ 3 - 5, được tiếp xúc với ánh sáng - khoảng 1000 lux từ một hộp đèn - trong một giờ trước khi đi ngủ theo thói quen của họ, khoảng 8 giờ tối.
Ức chế melatonin - bắt đầu trong vòng 10 phút và tiếp tục thêm một giờ sau khi ánh sáng chói lóa được tắt lúc 8 giờ tối, cũng vào giai đoạn ngủ bình thường của chúng.
Nghiên cứu mới của Đại học Colorado được xây dựng dựa trên nghiên cứu năm 2015 về trẻ em và thanh thiếu niên từ 9 đến 16 tuổi. Nghiên cứu cho thấy trẻ nhỏ nhạy cảm với ánh sáng hơn so với người trưởng thành.
Nghiên cứu này sử dụng nhiều mức độ ánh sáng khác nhau trong một phòng thí nghiệm thay đổi từ mờ (~ 15 lux), đến trung bình (~ 150 lux, giống như bóng đèn sợi đốt 60W), rất sáng (~ 500 lux).
Ánh sáng mờ, như đèn ngủ, cũng có thể làm giảm melatonin khoảng 9%; ánh sáng vừa phải khoảng 26%; và ánh sáng rực rỡ khoảng 37% ở trẻ nhỏ, giảm ở trẻ lớn hơn.
Mặc dù đã sử dụng đèn huỳnh quang trong nghiên cứu của họ, nhưng các nhà nghiên cứu gợi ý rằng việc sử dụng điện thoại thông minh hiện nay cũng có thể gây ra tác hại tương tự.
Giảm melatonin dẫn đến ảnh hưởng nhịp sinh học, hệ quả là tình trạng khó ngủ, trầm cảm ở trẻ nhỏ. Về lâu dài, gián đoạn nhịp sinh học được phát hiện làm tăng nguy cơ ung thư.
Gián đoạn nhịp sinh học được xác định là nguyên nhân gây nhiều bệnh ung thư của người lớn, tuy nhiên còn khá ít nghiên cứu xem xét vấn đề này của trẻ nhỏ.
Chưa có bằng chứng cụ thể, tuy nhiên đây là vấn đề quan trọng cần nghiên cứu trong tương lai.
Theo Dailymail
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Tác hại bất ngờ của việc để đèn ngủ qua đêm cho trẻ tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].