1. Nguyên nhân xuất hiện u nang tuyến giáp
- Sự suy yếu, rối loạn hệ miễn dịch: Hệ miễn dịch có vai trò nhận diện và tiêu diệt các tế bào già, lỗi. Tuy nhiên, khi hệ miễn dịch suy yếu, rối loạn, các tế bào già lỗi này sẽ không bị chết đi.Trong khi đó các tế bào mới vẫn sinh gây hình thành khối u tuyến giáp.
- Thiếu i-ốt: I-ốt là nguyên liệu cần thiết để tổng hợp hormone tuyến giáp. Khi thiếu iod, tuyến giáp sẽ phải phình to để thu nhận nguyên tố này từ các cơ quan, bộ phận khác trong cơ thể. Vì vậy, đây chính là một trong những yếu tố gây ra sự phát triển bất thường của các tế bào trong tuyến giáp.
- Di truyền: Theo các nghiên cứu, yếu tố gen di truyền có liên quan mật thiết đến việc hình thành u tuyến giáp.
- Các bệnh về tuyến giáp: Bệnh tuyến giáp như bướu đa nhân, viêm tuyến giáp mãn tính, u nang tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,.. cũng có thể tạo nên khối u trong tuyến giáp.
U tuyến giáp đa phần là lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời, khối bướu phát triển lớn dần sẽ khó xử lý và ảnh hưởng nghiêm trọng cuộc sống của người bệnh.
2. Điều trị u tuyến giáp
2.1. Điều trị tuyến giáp lành tính
Đối với u tuyến giáp nhân lành tính bệnh nhân có thể yên tâm điều trị và thăm khám định kỳ để biết được chính xác tình trạng bệnh.
Nếu nhân giáp không phải là ung thư, các lựa chọn điều trị bao gồm:
Theo dõi không cần điều trị y khoa
Nếu sinh thiết cho thấy bạn có một nhân tuyến giáp không phải ung thư, bác sĩ có thể đề nghị chỉ cần theo dõi tình trạng của bạn.
Điều này có nghĩa là bạn phải khám sức khỏe và kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ. Bạn cũng có thể phải làm sinh thiết khác nếu u phát triển lớn hơn.
Nếu nhân giáp lành tính không thay đổi, bạn có thể không bao giờ cần điều trị.
Liệu pháp hormone tuyến giáp
Nếu xét nghiệm chức năng tuyến giáp của bạn cho thấy tuyến của bạn không sản xuất đủ hormone tuyến giáp, bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp hormone tuyến giáp.
Phẫu thuật
Nếu u tuyến giáp quá lớn khiến bạn khó thở hoặc khó nuốt, bạn cần phẫu thuật.
Các bác sĩ cũng có thể cân nhắc phẫu thuật cho những người có bướu đa nhân lớn, đặc biệt khi bướu cổ co thắt đường thở, thực quản hoặc mạch máu.
Các nốt được chẩn đoán là không xác định hoặc nghi ngờ bằng sinh thiết cũng cần phẫu thuật cắt bỏ để có thể kiểm tra các dấu hiệu của ung thư.
Đốt sóng cao tần (RFA)
Liệu pháp không cần phẫu thuật, không để lại sẹo và hạn chế tối đa biến chứng, người bệnh có thể ra viện ngay trong ngày.
2.2. Điều trị u tuyến giáp với nhân giáp ác tính
Các bác sĩ có thể xem lịch sử bệnh tật, kiểm tra nồng độ hormon, siêu âm và quét tuyến giáp để xác định thông tin về khối u.
Sau đó, các bác sỹ sẽ chẩn đoán chính xác hơn ác tính hay lành tính dựa vào sinh thiết chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) hoặc sinh thiết kim lõi nhỏ (CNB).
Ung thư tuyến giáp là bệnh có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm. Khi kết quả sinh thiết là ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp.
Khi đó, chức năng tuyến giáp của người bệnh sẽ bị suy giảm vĩnh viễn, vì thế người bệnh cần uống thuốc hỗ trợ tuyến giáp suốt đời.
(Theo Bệnh viện Đa khoa Hà Nội)
Hoàng Nguyên (t/h)Bạn đang xem bài viết 4 nguyên nhân có thể dẫn đến hình thành u tuyến giáp tại chuyên mục Các bệnh của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].