Báo Điện tử Gia đình Mới

Tuyệt kỹ chế tạo loại vải đặc biệt chỉ dành riêng cho Samurai của người Nhật

Thuốc nhuộm chàm thiên nhiên cho ra loại vải kháng khuẩn, chịu nhiệt tốt mà các samurai thường mặc bên dưới lớp áo giáp.

nhuom-cham-cua-nhat

Nhuộm chàm là một trong những ngành thủ công nổi tiếng của Nhật về độ tinh xảo cũng như những đòi hỏi khắt khe của nghề.

Lưu vực sông Yoshino thuộc địa phận tỉnh Tokushima trên đảo Shikoku là vùng đất canh tác cây chàm lớn nhất và nổi tiếng nhất của Nhật Bản.

Khoảng tháng 2 hàng năm là thời điểm gieo hạt chàm. Đến mùa hè, từ tháng 6 đến tháng 8 là lúc bắt đầu thu hoạch chàm.

7876F7F5-A661-4573-9DDC-EE961E660E1D

Ngày xưa, người nông dân cắt chàm bằng tay nên mất khá nhiều thời gian và công lao động, nhưng hiện nay, công đoạn này đã được cơ giới hóa.

Mùa thu là lúc bắt đầu quá trình sản xuất thuốc nhuộm chàm. Nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất thuốc nhuộm là lá chàm.

Cây chàm

Cây chàm

Trước tiên, người ta cắt lá chàm ra thật nhỏ và cho vào kho dự trữ. Ngoài lá chàm, nước là thành phần không thể thiếu, góp phần tạo ra loại thuốc nhuộm màu xanh nổi tiếng của Nhật Bản. Nước giữ vai trò quan trọng giúp lá chàm lên men.

Người ta dùng nước tưới đều lên toàn bộ phần lá chàm đã được cắt nhỏ. Nước cùng với độ ẩm trong phòng chứa khiến lá chàm bắt đầu lên men và sản sinh ra nhiệt. Nhiệt độ để lá chàm lên men ở khoảng 70 độ C là thích hợp nhất.

Sức nóng này luôn được giám sát cẩn thận. Để giữ ổn định lượng nhiệt cần thiết, lá chàm thường xuyên được trộn đều bằng thủ công.

Để điều chỉnh nhiệt ổn định, người thợ phải thường xuyên trộn lá chàm một cách thủ công

Để điều chỉnh nhiệt ổn định, người thợ phải thường xuyên trộn lá chàm một cách thủ công

Chỉ lá chàm mới được sử dụng để cho ra loại thuốc nhuộm tốt nhất. Để có được một lượng nhỏ thuốc nhuộm, người ta phải cần đến số lượng rất lớn lá chàm. Thời gian lá chàm hoàn tất quá trình lên men kéo dài đến 3 tháng.

Kết quả của quá trình lên men sẽ tạo ra thuốc nhuộm chàm có tên gọi su-ku-mo hay còn gọi là bột chàm.

Công đoạn tiếp theo sẽ là quy trình lên men bột chàm và nhuộm vải bằng thuốc nhuộm chàm. Trước tiên, cho thuốc nhuộm su-ku-mo vào trong lu có chứa nước kiềm.

Người thợ nhuộm phải thường xuyên kiểm tra màu sắc của hoa chàm

Người thợ nhuộm phải thường xuyên kiểm tra màu sắc của hoa chàm

Tiếp tục cho thêm vôi sống và rượu sa-kê vào lu để tạo ra dung dịch nhuộm. Dùng cây khuấy đều dung dịch này nhiều lần trong ngày để trộn đều các chất lại với nhau.

Trong chàm có chứa thành phần hóa học indigotin, khi tiếp xúc với không khí, chất này bị ôxy hóa, biến thành màu xanh thẫm đặc trưng của chàm.

Khi bề mặt dung dịch trong lu chứa tạo thành một lớp bọt nước dày, đó là lúc bột chàm bắt đầu lên men. Lớp bọt nổi lên trông giống hình ảnh của bông hoa nên nó còn được gọi là hoa chàm.

Tương tự như một thực thể thực vật sống, dung dịch thuốc nhuộm chàm thay đổi không ngừng. Vì vậy, nghệ nhân nhuộm chàm phải thử thuốc nhuộm mỗi ngày bằng cách kiểm tra màu sắc của hoa chàm. Thuốc nhuộm chàm tạo ra một loại màu duy nhất là màu xanh với nhiều sắc thái sáng, tối khác nhau.

Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cách làm thuốc nhuộm qua video dưới đây:

Quỳnh Anh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO