Với đề xuất này, nếu được Chính phủ thông qua, lương tối thiểu vùng sẽ tăng sau hơn 2 năm giữ nguyên và sẽ thay đổi như sau:
- Mức 4,68 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
- Mức 4,16 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
- Mức 3,63 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
- Mức 3,25 triệu đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Hiện nay, theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng với vùng I là 4,42 triệu đồng/tháng; vùng II là 3,92 triệu đồng/tháng; vùng III là 3,43 triệu đồng/tháng và vùng IV là 3,07 triệu đồng/tháng.
Nếu được Chính phủ thông qua thì sau 2,5 năm giữ nguyên, từ ngày 1/7/2022 tới, mức lương tối thiểu vùng sẽ tăng thêm, mức tăng từ 180 nghìn đồng đến 260 nghìn đồng tùy vùng.
Như vậy, nếu mức lương tối thiểu vùng năm 2022 tăng đúng như dự kiến thì từ ngày 1/7/2022, các doanh nghiệp sẽ phải điều chỉnh tiền lương cho phù hợp để trả cho người lao động.
Doanh nghiệp chỉ buộc phải tăng lương cho những người lao động đang được trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mới. Còn với những trường hợp mà lương người lao động đã cao hơn mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp có thể tăng hoặc không tăng lương.
An AnBạn đang xem bài viết Từ ngày 1/7, những ai được tăng lương? tại chuyên mục Đáng chú ý của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].