Từ 7/8, Hà Nội xử phạt người dân không đeo khẩu trang nơi công cộng

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, từ hôm nay, 7/8, Hà Nội sẽ triển khai lực lượng xử phạt các trường hợp tham gia giao thông và tham gia giao thông công cộng không đeo khẩu trang.

Hà Nội sẽ xử lý người không đeo khẩu trang nơi công cộng 

Sáng 7/8, tại Hội nghị Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung đề xuất Thủ tướng nâng lên một mức cảnh báo cao hơn đối với Hà Nội, những nơi tập trung đông người, công cộng đều phải đeo khẩu trang, đo thân nhiệt và đều phải có nước sát khuẩn.

Thành phố cũng yêu cầu và tuyên truyền tất cả những người tham gia giao thông và tham gia giao thông công cộng đều phải đeo khẩu trang. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn có những trường hợp không đeo.

Bắt đầu từ ngày hôm nay (7/8)m Hà Nội sẽ triển khai các lực lượng xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang.

  Từ hôm nay (7/8), Hà Nội bắt đầu xử phạt người không đeo khẩu trang. Ảnh minh họa

Từ hôm nay (7/8), Hà Nội bắt đầu xử phạt người không đeo khẩu trang. Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, Hà Nội đã cấm triệt để quán bar, karaoke và các lễ hội cũng như các sự kiện thể thao.

Không đeo khẩu trang bị xử phạt ra sao?

Hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế (không đeo khẩu trang nơi công cộng) sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng (theo điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP). 

Điều 11. Vi phạm quy định về áp dụng biện pháp chống dịch 

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế;...

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đeo khẩu trang nơi công cộng thuộc về Chủ tịch UBND cấp xã, thanh tra y tế (theo Điều 89, Điều 90 Nghị định 176/2013/NĐ-CP). 

Điều 89. Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân 

1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng, phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;

Điều 90. Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra y tế 

1. Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;...

Ngoài ra, hành vi không đeo khẩu trang mà làm lây lan COVID-19 có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, (theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015).

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính