Một nhóm các chuyên gia Trung Quốc nghiên cứu những loại virus cúm ở lợn từ năm 2011 - 2018 và thấy chủng G4 của H1N1 có thể là "một ứng cử viên của một đại dịch mới".
Cuộc nghiên cứu mới nhất được đăng trên tạp chí Mỹ, Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS).
Theo đó, các nhà khoa học đã thu thập khoảng 30.000 mẫu gạc ở lợn từ 10 tỉnh thành tại Trung Quốc. Các chuyên gia phát hiện 179 loại viurs cúm gia cầm, trong đó cúm lợn có xu hướng gia tăng kể từ năm 2016.
Thậm chí, G4 đã xuất hiện ở người. Tại tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông của Trung Quốc, hơn 10% những người nuôi lợn ở các trang trại lớn và khoảng 4,4% dân số dương tính với loại virus này kể từ năm 2016 - 2018.
Các tác giả cho biết hiện chưa có bằng chứng nó lây từ người sang người nhưng cần kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt là những ai làm trong ngành gia cầm.
Cuộc nghiên cứu nhấn mạnh nguy cơ của các loại virus đối với con người, đặc biệt là những quốc gia đông dân cư như Trung Quốc, nơi có hàng triệu người làm nông, làm ở các lò mổ hay các khu chợ bán đồ tươi sống.
Năm 2009, Trung Quốc cũng có những động thái chống lại cúm gia cầm H1N1, hạn chế các chuyến bay từ các nước có dịch và cách ly hàng chục nghìn người.
Loại virus mới vừa được phát hiện là một sự kết hợp lại của cúm H1N1 năm 2009 và một chủng thường thấy ở lợn. Carl Bergstrom, một chuyên gia sinh học ở trường đại học Washington, Mỹ cho hay không có nguy cơ một đại dịch mới sắp xảy ra vì chưa có bằng chứng xác đáng về sự lây lan của nó.
Năm 2009, cúm gia cầm H1N1 khiến 151.700 - 575.400 trên toàn thế giới tử vong. Các chuyên gia đã bắt tay nghiên cứu các loại virus có nguy cơ thành đại dịch.
Con người có thể mắc H1N1 nếu có tiếp xúc với lợn nhiễm bệnh. Các triệu chứng có thể là sốt, tình trạng lơ mơ, chán ăn, ho, đau họng, nôn, buồn nôn và tiêu chảy.
(Theo Reuters/CNN)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Trung Quốc cảnh báo loại virus mới ở lợn có nguy cơ thành 'đại dịch' tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].