Báo Điện tử Gia đình Mới

Trẻ vừa sinh ra đã bị khối u lớn vùng đầu cổ, phải điều trị từ lúc hơn 10 ngày tuổi

Trẻ vừa mới sinh ra bé đã bị khối u lớn vùng cổ, gây biến dạng vùng cổ, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến sức khỏe. Các bác sĩ phải điều trị sớm không qua phẫu thuật.

Các bác sĩ của Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An mới tiến hành điều trị thành công cho 2 trường hợp trẻ bị u bạch mạch bẩm sinh không cần phẫu thuật.

Được biết, cháu B.T.N. (ở Yên Thành, Nghệ An) bị u bạch mạch vùng cổ bẩm sinh, gây biến dạng vùng cổ gây mất thẩm mĩ.

Khi trẻ được 12 ngày tuổi, bác sĩ tại Khoa Răng Hàm Mặt Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An đã tiến hành điều trị không cần phẫu thuật cho trẻ. Sau 1 lần tiêm xơ, khối u bạch mạch giảm đi đáng kể.

  Khối u lớn ở cổ gây biến dạng vùng đầu cổ, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng sức khỏe trẻ

Khối u lớn ở cổ gây biến dạng vùng đầu cổ, mất thẩm mỹ, ảnh hưởng sức khỏe trẻ

Cùng hoàn cảnh với bé T.N. là bé P.Đ.N. (ở Đức Thọ, Hà Tĩnh) cũng được chẩn đoán u bạch mạch vùng góc hàm trái bẩm sinh.

Khi được 15 ngày tuổi, bé N. đã được điều trị tiêm xơ. Kết quả bé đã khỏi bệnh sau 2 lần tiêm xơ lúc 15 ngày tuổi và 8 tháng tuổi.

Theo ThS.BS Văn Thị Nhung, Khoa Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, u bạch mạch là tổn thương lành tính thường gặp ở vùng đầu-cổ, nhất là ở các trẻ nhỏ, thực chất là một dị dạng bẩm sinh của mạch bạch huyết.

Ngày nay người ta gọi chính xác là dị dạng bạch mạch. Ở người lớn, các dị dạng đã có từ trước nhưng phát triển chậm nên chỉ phát hiện sau khi tổn thương đủ lớn.  

Các tổn thương này lành tính, trong đó ở vùng đầu - cổ chiếm 70% các trường hợp; 19% ở thân mình, tay chân; đôi khi nằm trong ổ bụng, lồng ngực. U bạch mạch thường gặp ở trẻ nhỏ  ở vùng lưỡi, má, vùng dưới hàm, vùng cổ.

Trước đây, để điều trị căn bệnh này các bác sĩ gặp rất nhiều khó khăn, phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối u, đòi hỏi trẻ cần gây mê, can thiệp sang chấn nhiều, tỷ lệ tái phát cao và nhiều bệnh nhi phải mổ lại nhiều lần.

Hiện nay, phương pháp tiêm Bleomycin gây xơ điều trị u bạch mạch cho kết quả tốt. 

Bác sĩ Văn Thị Nhung chia sẻ thêm, để điều trị u bạch huyết, phương pháp điều trị phổ biến hiện nay  là phẫu thuật cắt bỏ hoặc dùng các thuốc gây xơ hóa khối u.

Tuy nhiên với trường hợp cháu T.N., phương pháp phẫu thuật rất khó áp dụng do diện tổn thương vào vùng chức năng ở cổ rất lớn, phẫu thuật bóc tách có nguy cơ ảnh hưởng các tổ chức xung quanh, để lại sẹo lớn gây biến dạng, ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tạo sự mặc cảm và tự ti cho trẻ khi lớn lên.

U bạch huyết là một bất thường bẩm sinh của hệ bạch huyết, tuy lành tính nhưng mức độ tiến triển và xâm lấn như u ác tính nên cần được can thiệp điều trị sớm. Trong nhiều trường hợp, khối u có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân do chèn ép vào các cơ quan xung quanh, đặc biệt là hệ hô hấp.

L.Minh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO