Trẻ nhỏ nên được tiếp xúc với ngôn ngữ thứ hai từ khi mấy tuổi?
Theo một khảo sát của Viện Chăm sóc và Giáo dục Trẻ em Hàn Quốc năm 2011, hơn 90% phụ huynh tham gia khảo sát có con nhỏ đã bắt đầu cho con học tiếng Anh khi con mới được 3 đến 5 tuổi.
Theo chuyên gia giáo dục và là tác giả của cuốn sách ‘Cuộc cách mạng trong học tập’, bà Jeanette Vos cho rằng trẻ có thể tiếp thu ngoại ngữ ngay từ khi mới 3 tuổi.
Bà Vos cũng chỉ ra rằng, độ tuổi từ 3 đến 4 tuổi là thời điểm thích hợp để bắt đầu học ngôn ngữ thứ 2 nếu trẻ đã nói được tiếng mẹ đẻ, vì đến khoảng 4 tuổi, 50% đường mòn thần kinh (neural pathway) trong não bộ đã được thiết lập.
Trong nghiên cứu do tiến sĩ Pascual-Leone, giáo sư y khoa tại Trường Harvard thực hiện, việc học một ngôn ngữ thứ hai còn có khả năng làm chậm quá trình lão hóa của não bộ.
Người học càng trẻ tuổi, khả năng bắt chước các âm thanh và cách phát âm của họ càng tốt. Những trẻ học ngoại ngữ sớm có khả năng đồng cảm tốt hơn, có sự tò mò về những nền văn hóa và ý tưởng mới.
Việc học ngoại ngữ từ nhỏ có khiến trẻ bị loạn ngôn ngữ?
Nhiều cha mẹ thực sự lo lắng, liệu rằng việc học hai ngôn ngữ trong giai đoạn đầu đời sẽ khiến trẻ bị loạn hoặc làm chậm sự tiếp nhận tiếng mẹ đẻ của trẻ. Thực ra, điều này phụ thuộc rất nhiều vào thái độ cũng như phương pháp của cha mẹ.
Đầu tiên, trẻ cần cảm thấy sẵn sàng, không bị ép buộc khi học thêm một ngoại ngữ. Con cần được khơi gợi trí tò mò, phát triển khả năng ngôn ngữ tự nhiên thông qua các hoạt động tạo hứng thú như đọc truyện, xem phim, tiếp xúc với giáo viên hoặc bạn bè là người nước ngoài.
Thêm một lưu ý nữa dành cho các bậc phụ huynh, đó là trong qua trình giao tiếp, con có thể sẽ dùng lẫn cả hai ngôn ngữ. Ví dụ cha mẹ hỏi bằng tiếng Việt, bé trả lời có dùng tiếng Anh hoặc ngược lại.
Trong những trường hợp như vậy, phụ huynh cần nhắc nhở bé tìm đúng từ để diễn đạt. Việc này cũng sẽ giúp trẻ học thêm từ vựng mới cũng như hiểu rõ hơn các bối cảnh để sử dụng từ.
Lợi ích từ việc học với giáo viên nước ngoài ngay từ nhỏ
Theo đúng trình tự để học một ngôn ngữ “nghe - nói - đọc - viết”, ngay từ nhỏ, trẻ nên được học “nghe - nói” thật chuẩn, từ đó tạo nền tảng để học các kỹ năng tiếp theo.
Nếu trẻ có điều kiện được tiếp xúc với môi trường Anh ngữ ngay từ nhỏ, có thể thông qua việc xem hoạt hình, nghe những câu chuyện cổ tích bằng tiếng Anh hằng ngày từ cha mẹ hay được học trong một môi trường giao tiếp với giáo viên bản ngữ sẽ giúp cho trẻ có được cách phát âm chuẩn tự nhiên ngay từ đầu.
Trường hợp phụ huynh chưa thực sự tự tin với khả năng tiếng Anh của mình thì nên chọn lựa những cơ sở dạy tiếng anh uy tín, có giáo viên trực tiếp giảng dạy là người nước ngoài.
Ở độ tuổi này, các bé thường thích được học nói, thích thú khi được làm quen với những âm điệu ngôn ngữ mới, sẽ không khó khi dạy trẻ cách phát âm. Bên cạnh đó, việc kết hợp học thêm vốn từ vựng cơ bản, bảng chữ cái, con số… sẽ giúp cho trẻ có được nền tảng vững chắc sau này khi tiếp tục học tiếng Anh ở mức cao hơn hay có thể tạo cho trẻ một phương pháp học hiệu quả hơn khi học các môn học khác.
Apax EnglishBạn đang xem bài viết Trẻ nhỏ có nên học ngoại ngữ với giáo viên nước ngoài ngay từ khi 4 tuổi? tại chuyên mục Cha mẹ thông thái của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].