Trẻ mắc cúm A, khi nào cha mẹ nên đưa đi khám?

Trẻ mắc cúm A thể nhẹ thường có biểu hiện sốt, ho, chảy nước mũi, ngạt mũi, mệt mỏi… Khi trẻ có những dấu hiệu dưới đây, cha mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám ngay.

TS.BS Phan Thị Thanh Bình - Giám đốc BV ĐK Hòe Nhai cho biết, năm nay bệnh cúm A xuất hiện trái mùa nên triệu chứng thường nặng, nhiều trẻ có biểu hiện sốt rất cao, nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ra biến chứng nặng nề.

  Trẻ cần được đưa đi khám khi có triệu chứng sốt cao không hạ, mệt mỏi, kém ăn, nôn...

Trẻ cần được đưa đi khám khi có triệu chứng sốt cao không hạ, mệt mỏi, kém ăn, nôn...

Do đó, cha mẹ cần lưu ý đưa trẻ đi thăm khám ngay khi trẻ có các biểu hiện như:

- Trẻ có cơn sốt cao liên tục 39 độ C, đã sử dụng các biện pháp hạ sốt (dùng thuốc hạ sốt, chườm ấm) nhưng không hạ. Nếu không kiểm soát được cơn sốt có thể dẫn đến co giật.

- Trẻ kém ăn, nôn trớ nhiều thì cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi viện vì nếu ở nhà có thể gặp tình trạng mất nước hoặc giảm thể tích tuần hoàn do nôn trớ, nặng có thể gây sốc.

- Trẻ sốt cao kèm ho liên tục, đã xử lý tại nhà nhưng không đỡ mà tăng nặng thì cần đi viện sớm.

- Cha mẹ cần đặc biệt theo sát diễn biến của trẻ, khi xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn cần đi khám và điều trị tại bệnh viện ngay (khó thở - thở nhanh, lồng ngực rút lõm, tím môi, li bì hoặc kích thích vật vã, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn nhiều...).

Cách phòng tránh cúm A hiệu quả

 Bất kỳ ai cũng có thể mắc cúm A. Tuy nhiên, nhóm dễ mắc và nguy cơ biến chứng nặng hơn là người trên 65 tuổi; trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt trẻ dưới hai tuổi; người có bệnh nền như huyết áp, tim mạch, bệnh phổi mạn tính...; phụ nữ mang thai, người bị suy giảm miễn dịch (HIV, sử dụng corticoid kéo dài). Để phòng ngừa cúm A, cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ như: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra đường, tránh đám đông lớn, đặc biệt là trong khi dịch cúm bùng phát, che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, khi bị sốt thì ở nhà ít nhất 24 giờ sau khi hết để tránh lây nhiễm cho người khác. 

- Nếu có các triệu chứng sốt cao, ho, sổ mũi, đau đầu, đau cơ mệt mỏi người bệnh nên nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Khi các triệu chứng này kéo dài, không nên chủ quan mà nên đến cơ sở y tế để khám bệnh. 

- Người được cơ sở y tế xác định mắc cúm A nên nghỉ ngơi, đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người để tránh virus lây bệnh sang những người xung quanh. 

- Tiêm vắc-xin cúm hàng năm. Mỗi mũi tiêm phòng cúm có thể chống lại 3 - 4 loại virus cúm khác nhau trong mùa cúm năm đó. Các đối tượng nguy cơ cao cần được tiêm vắc-xin cúm hàng năm vào trước mùa dịch, trước tiên là người cao tuổi và trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi, đặc biệt từ 6 tháng đến 2 tuổi.

An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính