Trẻ em 8 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu mới đúng chuẩn?
Bé 8 tháng tuổi nặng bao nhiêu mới đúng chuẩn luôn là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ. Thông thường, bước sang tháng thư 8 bé sẽ tiếp tục có những tăng trưởng nhất định cả về cân nặng lẫn chiều cao so với trẻ em 7 tháng. Tùy vào từng trẻ mà mức độ tăng có thể giống hoặc khác nhau. Có trường hợp trẻ tăng nhanh cũng có trẻ tăng chậm. Dưới đây là tiêu chuẩn cân nặng cho trẻ em 8 tháng tuổi.
Theo bảng số liệu chiều cao cân nặng trung bình của trẻ em Việt Nam thì trẻ 7 tháng tuổi nặng khoảng 7,7-9,6kg (nam) và 7-9kg (nữ) được coi là bình thường.
Tương ứng với cân nặng là chiều cao, trẻ 7 tháng tuổi cao khoảng 68-73cm (nam) và 66-71cm (nữ).
Nếu bé nhà bạn có chỉ số chiều cao – cân nặng dưới mức trên thì được coi là có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, còn nếu cao hơn thì tức là tăng trưởng tốt.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của con trong đó có dinh dưỡng, vận động hay giấc ngủ... vì thế khi thấy con có những thay đổi lên, xuống thất thường thì các mẹ cần theo dõi và đưa con đến ngay cơ sở y tế để được các chuyên gia tư vấn.
Cân nặng trẻ em 8 tháng tuổi đạt chuẩn từ 7 - 9.6kg với cả bé trai, bé gái Bé 8 tháng tuổi ăn được những gì?
So với trẻ 7 tháng tuổi, trẻ em khi bước sang tháng thứ 8 đã bắt đầu ăn được nhiều thứ hơn. Lúc này các mẹ hoàn toàn có thể cho con ăn thêm các loại đồ ăn như: Bánh mì, yến mạch, bông cải xanh, củ cải, phomai....
Một lưu ý mà nhiều mẹ rất hay mắc phải chính là cho trẻ thử. Hãy cho con tập ăn mộ lượng nhỏ để biết con thích hay không và có bị dị ứng bởi đồ ăn đó hay không nhé.
Bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Với câu hỏi bé 8 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ các chuyên gia cho biết, tùy vào khả năng ăn của mỗi trẻ mà con ăn nhiều hay ít, đây cũng là lí giải cho tình trạng có trẻ ăn nhiều, trẻ lại ăn ít và lượng thức ăn là không hề giống nhau.
Trong thời gian trẻ ăn dặm thì mức độ đậm đặc cũng như lượng bột sẽ tăng dần đều. Thường các mẹ nên cho con ăn dặm 2 bữa chính và từ 1 đến 2 bữa phụ với các loại quả phổ biến: Chuối, bơ, sữa chua. Tuy nhiên, không nên thay thế hoàn toàn đồ ăn mà thay vào đó vẫn cho con ăn đều sữa mẹ. Một ngày nên cho con ăn sữa mẹ 4 lần và mỗi lần từ 300 - 400ml.
Tham khảo thực đơn ăn dặm cho trẻ em 8 tháng tuổi
- Đậu Hà Lan hấp
Nguyên liệu: đậu Hà Lan, lá bạc hà, nước.
Cách làm:
Rửa sạch, hấp chín đậu trong khoảng 5 phút.Sau khi chín, cho vào nước lạnh để nhanh nguội và giữ được màu xanh tự nhiên.Một ít lá bạc hà thái nhỏ.Cho lá bạc hà và đậu vào máy xay thật nhuyễn. Tùy vào khả năng nhai nuốt của bé mà cho lượng nước phù hợp.Cho hỗn hợp vào lọ hoặc bát.Bạn có thể cho bé ăn luộn hoặc để tủ đá, sau 3 ngày vẫn còn ăn được.
- Bột yến mạch với táo
Nguyên liệu: bột yến mạch (, táo (hoặc lê), quế, nước.
Cách làm:
Cho nước và bột yến mạch vào nồi rồi đun sôi.Liên tục khuấy đều tay, nhỏ lửa dần. Táo gọt vỏ, thái nhỏ. Cho táo và bột quế (ít) vào nồi. Tiếp tục đun cho nhừ.Thanh quế bạn có thể cho nấu từ trước nếu không thể giã thành bột.Dùng thìa ép để làm nhuyễn thức ăn hơn.
Xem thêm thông tin về tiêu chuẩn cân nặng, chiều cao cho trẻ em tại đây.
Phương AnhBạn đang xem bài viết Trẻ em 8 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu mới đúng chuẩn? tại chuyên mục Trẻ em của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].