Mấy ngày nay, cư dân mạng đang có trào lưu vào các hội, nhóm trên mạng xã hội chia sẻ những món ăn làm hỏng để tạo không khí vui vẻ, chia sẻ kinh nghiệm nấu nướng trong thời gian nghỉ ở nhà dài ngày vì dịch bệnh COVID-19.
Bên cạnh những món ăn ngon, được trình bày đẹp mắt, không ít chị em vào các group trên Facebook chia sẻ trải nghiệm những lần nấu nướng thất bại nhưng đầy hài hước.
Mới đây, bạn Thư Nguyễn chia sẻ hình ảnh món bánh cá không xương học theo “người ta” và kết quả.
Món bánh su kem cháy đen với hình dạng có phần kỳ cục của toàn khoản Linh Nguyen đăng tải.
Bạn Đan Bùi với "kiệt tác" làm bánh bông lan không khó bằng nồi cơm điện.
Tài khoản Anh Dan chia sẻ về quá trình làm bánh: “Lúc nặn hết mình. Hấp xong hết hồn…”
Còn bạn Đỗ Thị Quỳnh Trang “định làm trân châu ca cao" mà nó lại ra đỉa luộc (trân châu sợi).
Thành viên Cao Thị Thu Thảo trong nhóm cho biết đã tập làm bánh mì và trang trí theo hướng dẫn trên mạng. Tuy nhiên, thành quả nhận được lại không như mong đợi.
Nguyễn Ngoc Anh làm bánh chuối chiên theo trên mạng hướng dẫn, "nhìn thì dễ mà tới lúc làm như phomai chảy".
Bạn Minh Ngọc đăng tải hình ảnh mẻ bánh bao hình động vật khi mới nặn và sau khi hấp, nhận được nhiều lời bình luận đùa vui của dân mạng.
Còn bạn Gấu Gabi chia sẻ: “Bảo thèm khoai tím chiên nên chị cùng công ty cho 4 củ. Về hì hụt cắt gọt. Vật vã thế mà thành quả nó như thế này đây…”.
Tài khoản Phung Tu Anh cũng chia sẻ: Thấy mọi người bảo làm bánh cũng dễ lắm. Em cũng hí hứng lắm, mọi thứ ok hết cho đến phút cuối... Nhìn thành phẩm mà muốn vứt hết đống đồ luôn…”.
Mặc dù các món ăn làm ra không được ngon và đẹp mắt như "người ta", nhưng nhiều chị em chia sẻ, việc vào nhóm “khoe” món ăn hỏng là cách để sống thật với bản thân.
Thấy trong nhóm cũng có người cũng đoảng giống mình thì cảm thấy bớt lạc lõng, bớt stress về chuyện bếp núc trong những ngày dịch bệnh và quan trọng là sẽ có thêm động lực để học và nấu ăn ngon hơn cho người những người thân yêu.
An AnBạn đang xem bài viết Trào lưu ‘khoe’ món ăn nấu hỏng mùa dịch COVID-19 hút cư dân mạng tại chuyên mục Xã hội của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].