Dưới đây là những lợi ích của trà nghệ đối với sức khỏe, rủi ro và cách pha trà:
Lợi ích của trà nghệ
Làm giảm triệu chứng viêm khớp
Đặc tính chống viêm mạnh mẽ của trà nghệ có thể giúp giảm viêm và sưng ở những người bị viêm khớp. Điều này giúp giảm các triệu chứng đau đớn.
Một nghiên cứu cho thấy rằng một hợp chất trong củ nghệ, được gọi là curcumin, có hiệu quả trong việc giảm đau ở bệnh nhân viêm xương khớp.
Giúp ngăn ngừa bệnh Alzheimer
Mặc dù nghiên cứu vẫn đang tìm kiếm chính xác nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer, nhưng dường như chất curcumin có trong củ nghệ có thể giúp ngăn ngừa bệnh này.
Chất chống oxy hóa của củ nghệ ngăn ngừa tác hại có thể dẫn đến bệnh Alzheimer.
Thậm chí quan trọng hơn, một số nghiên cứu cho thấy củ nghệ có thể làm giảm sự mất dấu synap và sự tích tụ của amyloids, liên quan đến sự phát triển của Alzheimer.
Ngăn ngừa ung thư
Trà nghệ có nhiều đặc tính dược phẩm, bao gồm các đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có thể góp phần ngăn ngừa ung thư.
Viện Ung thư Quốc gia đã công nhận chất curcumin là một chất chống ung thư hiệu quả và chất giúp ngăn ngừa ung thư.
Giảm viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng (UC) là một tình trạng mãn tính gây ra loét ở đầu dưới của đường tiêu hóa.
Củ nghệ có thể giúp thuyên giảm các triệu chứng viêm loét đại tràng. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland, một nghiên cứu cho thấy bệnh nhân UC giảm tỷ lệ tái phát đáng kể nếu họ ăn nghệ.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Các đặc tính dược liệu trong củ nghệ có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, ngay cả ở những người bị rối loạn miễn dịch.
Một nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng nghệ có thể điều tiết hệ thống miễn dịch tốt hơn.
Giảm cholesterol
Giảm cholesterol LDL (xấu) có thể giúp giảm nguy cơ phát triển một số bệnh nghiêm trọng, bao gồm bệnh tim và đột quỵ.
Có bằng chứng cho thấy nghệ có hiệu quả trong việc làm điều đó.
Một nghiên cứu năm 2008 phát hiện ra rằng chỉ một liều curcumin thấp có liên quan đến việc giảm mức độ LDL và cholesterol toàn phần.
Có thể giúp điều trị viêm màng bồ đào
Viêm màng bồ đào là tình trạng viêm của mống mắt.
Một số nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng chất curcumin được tìm thấy trong củ nghệ thực sự có thể có hiệu quả điều trị viêm màng bồ đào như corticosteroid, nhưng không có tác dụng phụ.
Cách pha trà nghệ
Để pha trà nghệ tại nhà, hãy làm theo các bước sau:
- Đun sôi 3 - 4 chén nước trên bếp.
- Thêm 2 muỗng cà phê bột nghệ và khuấy.
- Đun nhỏ lửa trong khoảng 5 - 10 phút.
- Lọc trà.
- Thêm vào mật ong, chanh tươi hoặc nước cam ép và sữa để tăng hương vị.
Rủi ro và biến chứng tiềm ẩn
Củ nghệ nói chung là an toàn miễn là bạn tiêu thụ nó trong chừng mực. Bạn nên kiểm tra với bác sĩ về việc uống trà nghệ nếu bạn đã có các tình trạng sau:
- Viêm túi mật hoặc sỏi túi mật
- Tắc nghẽn đường mật
- Viêm loét dạ dày
- Bệnh tiểu đường (bổ sung nghệ có thể làm giảm lượng đường trong máu)
Tuy nhiên, dùng quá nhiều nghệ có thể gây ra tác dụng phụ như:
- Tăng axit dạ dày, có thể gây loét
- Loãng máu
Vì nghệ có thể làm loãng máu của bạn, bạn nên ngừng uống trà nghệ 2 tuần trước khi phẫu thuật. Đừng uống trà nghệ nếu bạn đang dùng thuốc làm loãng máu.
Ngọc DiệpBạn đang xem bài viết Trà nghệ: Lợi ích sức khỏe, rủi ro và cách làm tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].