Tiêu chảy là bệnh gì, nguyên nhân và cách điều trị bệnh tiêu chảy hiệu quả

Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Vậy bệnh tiêu chảy là gì, nguyên nhân gây bệnh ra sao, cách điều trị tiêu chảy thế nào?

tieu-chay

Bệnh tiêu chảy là gì?

Tiêu chảy được biết đến là tình trạng đi ngoài phân lỏng. Người bị tiêu chảy có số lần đi ngoài nhiều hơn so với bình thường.

Hiện nay, tiêu chảy được chia thành 3 loại chính là: Tiêu chảy cấp, tiêu chảy bán cấp và tiêu chảy mãn tính.

Dấu hiện nhận biết bệnh tiêu chảy

Người mắc tiêu chảy thường có một số biểu hiện cơ bản sau:

- Bụng đau âm ỉ, xuất hiện tình trạng buồn nôn, nôn mửa

- Phân lỏng

- Đau đầu, ăn mất ngon

- Sốt, khát nước liên tục do cơ thể mất một lượng nước lớn

- Đi ngoài nhiều lần, phân lẫn máu, có tình trạng tiêu són, mót rặn...

Nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy

Nguyên nhân gây tiêu chảy thường do một số nguyên nhân sau:

- Bị tiêu chảy do virus

Nguyên nhân chính gây tiêu chảy là do cơ thể nhiễm các loại virus gây hại như: Rotavirus, Adenovirus, Caliciviruses, Astrovirus.

- Bị tiêu chảy do vi trùng

Một số trường hợp mắc chứng tiêu chảy là do các loại vi trùng, vi khuẩn gây nên:

+ Staphylococcus aureus (S. aureus) thường hay nhiễm các loại thịt đã qua xứ lí công nghệ và các loại bánh làm bằng sữa.

+ Clostridium perfringens thường hay nhiễm các thực phẩm được hâm nóng

+ Bacillus cereus thường lây nhiễm qua gạo và đậu, kể cả giá sống

+ Salmonella hay nhiễm trứng gà, trứng vịt và gia cầm

+ Shigella phát hiện trong các nhà giữa trẻ, các làng ở nông thôn

+ Escherichia coli ( E. coli ) thường nhiễm vào thịt chưa được nấu chín

+ Campylobacter jejuni thường nhiễm chim, gà, vịt, thường được phát hiện ở các nhà có nuôi gia cầm

+ Yersinia enterocolitica một vi khuẩn/trùng gây nhiễm trùng Yersin (yersiniosis). Nhiễm trùng này thường xảy ra khi ăn thịt và sữa bị nhiễm trùng.

+ Vibrio parahaemolyticus nhiễm khi ăn đồ biển sống đặc biệt là hàu

+ Vibrio cholerae vi trùng/khuẩn gây bệnh tả, thấy ở những nơi nguồn nước ô nhiễm

- Bị tiêu chảy do ký sinh trùng

Ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy hàng đầu. Các loại sinh trùng gây bệnh có thể kể đến như: giardia lamblia, entamoeba histolytica và cryptosporidium.

Những ký sinh trùng này chủ yếu xâm nhập vào cơ thể thông qua đường thực phẩm và sinh sôi, phát triển gây hại ở hệ thống tiêu hóa.

- Bị tiêu chảy do thuốc men

Một vài trường hợp bị tiêu chảy do sử dụng quá nhiều các thuốc chống cao huyết áp, thuốc nhuận tràng hoặc thuốc trụ sinh. 

Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy nguyên nhân gây tiêu chảy là do sử dụng quá nhiều rượu bia, cà phê, trà hoặc kẹo chewing...

- Bị tiêu chảy do bệnh

Một số trường hợp mắc tiêu chảy là do người bệnh lo lắng quá nhiều, cơ thể mắc các bệnh như nhiễm trùng máu hay bệnh truyền nhiễm.

tieu-chay-2

Bị tiêu chảy khi nào cần đến bệnh viện?

Tiêu chảy tuy là một bệnh lí có thể chữa trị đơn giản tại nhà, tuy nhiên nếu không điều trị tận gốc rất dễ gây ra tình huống xấu. Vì thế, khi áp dụng các biện pháp điều trị tiêu chảy không hiệu quả, bạn nên đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ điều trị tận gốc.

Khi có một số triệu chứng sau, bạn nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị hợp lí:

- Cơ thể mất nước nghiêm trọng có dấu hiệu khô miệng, bụng đau, luôn cảm thấy khát

- Nước tiểu có màu sẫm, chóng mặt thậm chí không muốn đi tiểu

- Đi đại tiện phân có máu hoặc đen, phân chứ máu và chất nhầy

- Sốt kèm đau bụng quằn quại

Các cách điều trị bệnh tiêu chảy tại nhà cực đơn giản

- Bổ sung đủ nước cho cơ thể

Thực tế cho thấy, khi bị tiêu chảy, cơ thể của bạn sẽ bị mất đi một lượng nước lớn cùng các chất khoáng và chất điện giả. Đây là các yếu tố quan trọng duy trì hoạt động sống của cơ thể. 

Vì thế, một trong những cách điều trị bệnh tiêu chảy chính là bù đắp lượng nước cùng dưỡng chất thiết yếu đã bị mất đi.

Người mắc tiêu chảy nên bổ sung 8 ly nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống nước trà kèm đường hoặc các loại nước trái cây như nước ép táo, ép mận...

- Ăn sữa chua

Có thể bạn chưa biết, sữa chua là cách chữa tiêu chảy hiệu quả. Nhờ hàm lượng các axit lactic, sữa chua sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn xấu giúp bệnh nhanh lành hơn.

Ngoài ra, ăn sữa chua cũng sẽ sản xuất nhiều lợi khuẩn trong đường ruột giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn.

- Nghỉ ngơi đầy đủ

Sẽ không có phương pháp nào tốt hơn là việc nghỉ ngơi đầy đủ để chữa bệnh tiêu chảy nhanh hơn. Nếu cơ thể bạn cảm thấy thoải mái, thư giãn, bệnh tiêu chảy cũng sẽ thuyên giảm nhanh hơn.

Vì thế, khi bị tiêu chảy bạn nên nằm nghỉ ngơi thật thoải mái đừng quên đặt một chai nước ấm lên bụng để giảm thiểu các cơn co thắt.

- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây hại

Bạn nên tránh xa các loại thực phẩm như: Phô mai, sữa cùng các thực phẩm chế biến từ sữa. Việc ăn nhiều các loại thực phẩm có đường sẽ khiến chứng tiêu chảy trở nên tồi tệ hơn.

tieu-chay-1

- Trà hoa cúc

Trà hoa cúc là cách cầm tiêu chảy tự nhiên và hiệu quả nhất, đặc biệt thích hợp cho những ai mắc chứng viêm dường ruột. Không những thế loại trà này còn có khả năng chống co thắt. Nhờ hàm lượng tannin có trong trà sẽ giúp điều trị tiêu chảy rất tốt.

Cách pha chế trà hoa cúc như sau: Ngâm một muỗng cà phê hoa cúc cùng lá bạc hà với nước sôi trong thời gian 15 phút rồi uống hàng ngày.

- Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột

Có thể bạn chưa biết, thực phẩm giàu tinh bột sẽ rất tốt cho người bị tiêu chảy. Khi chế biến chúng bạn không nên cho thêm đường hoặc muối và  tránh xa các loại bột yến mạch, khoai tây... bởi nó sẽ làm cho bệnh tiêu chảy nặng hơn.

Nên ăn nhiều ra như cà rốt, cơm trắng hay cháo trắng chúng vừa giàu dinh dưỡng lại giúp chữa trị bệnh tiêu chảy hiệu quả.

- Trà vỏ cam

Khi bị tiêu chảy, bạn nên pha một cốc trà cam để nguội trong một vài phút rồi thưởng thức

Phương Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính