Báo Điện tử Gia đình Mới

Tiềm năng của thị trường gia vị tại Việt Nam

Không chỉ khẳng định vị thế ở thị trường nội địa, nhiều thương hiệu gia vị của Việt Nam đã mạnh mẽ vươn ra thế giới.

Tiềm năng của thị trường gia vị tại Việt Nam 0

Thị trường có quy mô hàng chục nghìn tỷ tại Việt Nam

Theo một báo cáo của Euromonitor, ngành hàng gia vị có quy mô thị trường khoảng 33,5 nghìn tỷ đồng, với 64% đóng góp từ nước chấm. Trong phân khúc nước chấm, nước mắm chiếm tỷ trọng lớn nhất với tổng quy mô đạt 15 nghìn tỷ đồng. Cả nước: có hơn 4.200 cơ sở tham gia sản xuất nước mắm; có hơn 1.000 cơ sở sản xuất nước mắm nguyên chất; hơn 60 cơ sở đóng chai và hơn 3.100 hộ tham gia sản xuất nước mắm. Tiếp sau là nước tương với quy mô 2,8 nghìn tỷ đồng và tương ớt 2,6 nghìn tỷ đồng.

Thói quen tiêu dùng của người tiêu dùng Việt Nam đã thay đổi rõ rệt từ khi dịch COVID-19 bùng phát năm 2020 và càng khẳng định rõ hơn nữa trong năm 2021 khi xã hội phải giãn cách, phong tỏa nghiêm ngặt, số lượng người lao động phải làm việc tại nhà cũng như tập trung tại các cơ sở sản xuất, nhà máy trong thời gian dài. Sức khỏe, an toàn thực phẩm và tiện lợi là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình.

Tiềm năng của thị trường gia vị tại Việt Nam 1

Trong năm 2022, khi đại dịch vẫn chưa được kiểm soát hoàn toàn thì người tiêu dùng vẫn sẽ hợp lý hóa chi tiêu của mình hơn. Tuy nhiên, mặc dù tiết kiệm hơn, đặc biệt với các mặt hàng tùy ý, họ cởi mở hơn cho chi tiêu tiêu dùng trong nhà và chi trả nhiều hơn cho các lựa chọn tốt cho sức khỏe. Nhìn chung, xu hướng của toàn ngành hàng hướng là cao cấp hoá sản phẩm dựa trên chất lượng sản phẩm và nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ hơn.

Tiềm năng của thị trường gia vị tại Việt Nam 2

Tại Masan Consumer, doanh số ngành hàng gia vị năm 2021 đạt 10.028 tỷ đồng bao gồm cả xuất khẩu, tăng trưởng 18,4% so với năm 2020 nhờ cao cấp hóa ngành hàng gia vị và phục vụ nhu cầu gia vị tăng mạnh trong một năm người tiêu dùng dành nhiều thời gian nấu nướng tại nhà. Nước mắm Chin-Su, Nam Ngư là 1 phần gia vị thiết yếu trong mỗi bữa cơm gia đình, luôn luôn cải tiến sản phẩm ngon hơn, tốt hơn vì sức khỏe người tiêu dùng. Các sản phẩm nước mắm đã áp dụng công nghệ sản xuất giảm hàm lượng muối để cải thiện sức khỏe tim mạch.

Tiềm năng của thị trường gia vị tại Việt Nam 3

Với những phát kiến mới đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, doanh số của riêng thương hiệu Chin-Su đã chiếm gần 30% tổng doanh số ngành hàng gia vị của Masan. Các phát kiến mới dòng cao cấp được người tiêu dùng hào hứng đón nhận và khen ngợi. Bên cạnh đó, một số sản phẩm nổi bật của Chin-Su có thể kể đến hạt nêm Chin-Su Ngọt Thanh với gấp 5 lần xương hầm cô đặc. Đây là sản phẩm hạt nêm có vị ngọt từ hàm lượng xương hầm cao nhất trong ngành hàng.

Tiềm năng của thị trường gia vị tại Việt Nam 4

Thị trường thế giới ưa chuộng gia vị Việt

Tại Việt Nam, Chin-Su đang dẫn đầu thị trường tương ớt với 60% thị phần. Ngoài thị trường Nhật Bản, sản phẩm này đã được xuất khẩu vào thị trường Bắc Mỹ, châu Âu, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc… Mục tiêu của Masan Consumer, đến năm 2030, tương ớt Chin-Su sẽ trở thành một trong 10 thương hiệu tương ớt mạnh nhất thế giới, góp phần đưa nông sản chế biến kỹ thuật cao của Việt Nam ra quốc tế.

Tiềm năng của thị trường gia vị tại Việt Nam 5

Bên cạnh tương ớt Chin-Su, nước mắm Nam Ngư cũng là thương hiệu được nhiều người Việt ở nước ngoài và người bản xứ ưa chuộng. Tại Foodex Japan - triển lãm uy tín của "đất nước mặt trời mọc", nhiều người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá cao vị mặn mà của Nam Ngư - thương hiệu nước mắm chiếm thị phần số 1 tại Việt Nam. Đơn vị nhập khẩu đang có kế hoạch phát triển hàng loạt công thức nấu ăn kết hợp giữa ẩm thực Nhật và tương ớt Chin-Su, nước mắm Nam Ngư để ngày càng nhiều người Nhật biết đến các sản phẩm này và sử dụng hằng ngày tại nhà.

Một sản phẩm nước mắm được sản xuất tại Masan trải qua ít nhất 40 lần kiểm tra chất lượng, bảo đảm các tiêu chuẩn kể trên trước khi được đóng thùng, vận chuyển đi tiêu thụ thông qua 300 nhà phân phối với khoảng 300.000 điểm bán lẻ trên cả nước và đến với người tiêu dùng cả nước. Sản phẩm hiện đã được xuất khẩu sang gần 20 quốc gia trên thế giới trong đó, có nhiều thị trường khó tính như: Canada, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Đức, Ba Lan, Thái Lan...

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO