Thuốc bôi trĩ có hiệu quả không?
Theo các chuyên gia tiêu hóa, các sản phẩm bôi trĩ, thuốc bôi trĩ, thuốc đặt vùng hậu môn có cơ chế kháng viêm, vô cảm tại chỗ và dẫn xuất trợ tĩnh mạch.
Còn các loại thuốc uống gồm các thuốc có tác nhân trợ tĩnh mạch, dẫn xuất từ flavonoid. Cơ chế tác động của các thuốc này là làm gia tăng trương lực tĩnh mạch, bảo vệ vi tuần hoàn, giảm phù nề nhờ tác động kháng viêm tại chỗ, chống nhiễm trùng và chống tắc mạch.
Các chuyên gia cũng cảnh báo, những loại thuốc, sản phẩm hỗ trợ này chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn sớm (trĩ độ 1 và trĩ độ 2) để cải thiện triệu chứng của bệnh như làm giảm táo bón, giúp cầm máu, chống viêm nhiễm, giảm đau rát, ngứa ngáy khó chịu vùng hậu môn… chứ không thể làm rụng búi trĩ, khỏi hẳn bệnh trĩ.
Vậy nên, khi thấy cơ thể có các dấu hiệu của bệnh trĩ như thường xuyên táo bón, đi ngoài ra máu, có khối lồi ra ở vùng hậu môn… thì cần đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Thuốc bôi trĩ, sản phẩm bôi trĩ gồm những loại nào?
Hiện, trên thị trường có một số thuốc bôi trĩ, sản phẩm bôi trĩ phổ biến sau:
HemoClin: Là sản phẩm kem bôi trĩ có nguồn gốc Balan. Người bệnh mỗi ngày bôi kem vào vùng hậu môn 2 lần sáng và tối giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ bao gồm kích ứng, nóng, ngứa, đau, nhạy cảm, nứt hậu môn. Đặc biệt sản phẩm giúp đề phòng nhiễm trùng, giảm áp lực tĩnh mạch hậu môn và giảm đau khi đi vệ sinh, hỗ trợ quá trình làm lành tự nhiên.
Titanorenie: Là dạng kem bôi trĩ có xuất xứ từ Pháp. Tác dụng của Titanoreine là hỗ trợ làm giảm cảm giác ngứa và khó chịu.
Mastu-S: Được chỉ định cho bệnh trĩ độ 1 và độ 2; nứt hậu môn; chàm cấp và mãn tính ở hậu môn; viêm nhiễm hậu môn và trực tràng. Cách dùng là thoa nhẹ nhàng 2 lần/ngày lên vùng tổn thương; dùng trong hậu môn và trực tràng bằng cách bơm 2 lần/ngày, tốt nhất là sau khi đại tiện.
Preparation H: Có tác dụng trong việc làm giảm sự sưng tấy của búi trĩ, làm dịu cảm giác đau, rát, ngứa và các khó chịu do bệnh trĩ gây ra.
Rectostop: Sản phẩm được điều chế dưới dạng bôi, giúp phòng và giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, có thể dễ dàng phụt thuốc vào trong hậu môn một cách dễ dàng do có đầu thụt.
Cotripro gel: Cotripro là gel bôi trĩ của Việt Nam với các thành phần dược liệu được chiết xuất bằng công nghệ tiên tiến, giúp chấm dứt đau đớn, nóng rát, sưng viêm ở vùng hậu môn.
Theo nhà sản xuất, gel bôi trĩ Cotripro có công dụng làm dịu mát và săn se da. Gel cũng giúp làm dịu da khi bị đau, nóng rát và khó chịu trong các trường hợp viêm, sưng, đau, ngứa, rát, rò và nứt hậu môn.
Đặc biệt, gel có tác dụng tốt trong các trường hợp bị trĩ, táo bón hoặc đau rát hậu môn. Thêm một điểm đáng chú ý của Gel bôi Cotripro là sản phẩm từ thảo mộc, dùng an toàn cho phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em.
An BìnhBạn đang xem bài viết Thuốc bôi trĩ gồm những loại nào, có hiệu quả không? tại chuyên mục Bệnh trĩ của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].