Mù màu hay còn có tên gọi là rối loạn sắc giác là bệnh về mắt khiến người ta không phân biệt được hoặc không nhìn thấy một màu sắc nhất định.
Dị tật này do khiếm khuyết về gene gây ra, do mắt dính hóa chất, do chấn thương não.... hoặc một số nguyên nhân khác. Mù màu không có thuốc chữa, chỉ có thể khắc phục bằng việc đeo kính hỗ trợ.
Bạn có biết thế giới được nhìn qua mắt người rối loạn sắc giác trông sẽ như thế nào không? Hãy cùng tìm hiểu thử xem nhé!
Nếu là người bình thường, những cây bút sẽ đầy màu sắc thế này đây:
Deuteranomalia là tật rối loạn sắc giác phổ biến với 4,63% nam giới mắc phải, có tính chất di truyền. Người bị Deuteranomalia sẽ thấy màu sắc nhạt hơn so với bình thường, thậm chí họ còn không biết mình mắc tật này.
Protanopia nặng hơn Deuteranomalia một chút, cũng di truyền nhưng ít phổ biến hơn. Chỉ khoảng 1% nam giới mắc phải, với người bị dị tật này, toàn bộ các sắc độ của xanh lục với đỏ sẽ gần như không thấy nữa.
Tritanopia là tật rối loạn sắc giác hiếm, bị ở cả nam và nữ với tỉ lệ rất thấp. Qua mắt họ, các sắc xanh lam-xanh lục và vàng-đỏ bị ảnh hưởng nặng đến nỗi biến thành những màu hoàn toàn khác. Những người này chỉ nhìn thấy thế giới qua một tông màu hồng hồng xanh xanh.
Monochromacy (mù màu hoàn toàn) là cực kỳ hiếm, chỉ có khoảng 0,00003% dân số thế giới mắc phải. Họ chỉ nhìn thấy mọi vật qua hai màu đen và trắng ở nhiều sắc độ khác nhau.
Khi nhìn một bức ảnh chân dung
Khi nhìn màu sắc của cầu vồng
Khi nhìn một đĩa trái cây
Một chiếc xe trên phố
Khi nhìn đèn tín hiệu giao thông
Thạch ThảoBạn đang xem bài viết Thực sự người bị mù màu nhìn thế giới như thế nào, bạn có tò mò muốn biết không? tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].