Thêm 6 người có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn Pate Minh Chay

Tại Nam Định mới ghi nhận thêm 6 trường hợp có triệu chứng đau bụng, đi ngoài, mắt mờ, tức ngực, khó thở, buồn nôn... sau khi đã sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay.

Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Nam Định mới có văn bản báo cáo Bộ NN&PTNT, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản cùng Công ty TNHH hai thành viên Lối Sống Mới về việc xử lý sự cố sản phẩm Pate Minh Chay không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Tính đến ngày 11/9, Nam Định đã thống kê được 86 người mua sản phẩm pate Minh Chay; 98 người đã sử dụng. Số sản phẩm đã mua: 141 hộp, hiện đã có 37 hộp được thu hồi.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, có 6 người sử dụng sản phẩm có triệu chứng đau bụng, đi ngoài (3 người), táo bón (1 người), mờ mắt, tức ngực (1 người), sập mí, nhược cơ, người mệt mỏi, khó thở, đau bụng, buồn nôn (1 người). Hiện 5 người bệnh đã ổn định, 1 bệnh nhân vẫn còn sụp mí.

  Thêm 6 người có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn Pate Minh Chay. Ảnh minh họa

Thêm 6 người có biểu hiện ngộ độc sau khi ăn Pate Minh Chay. Ảnh minh họa

Trước đó, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế đã gửi thông báo khẩn, cho biết sản phẩm Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai thành viên Lối Sống Mới có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum type B. Vi khuẩn này có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và dễ gây tử vong.

Theo Bộ Y tế, ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum là ngộ độc nặng, tỷ lệ tử vong cao, thời gian liệt kéo dài. Thời gian thở máy cần trung bình khoảng 2 tháng sau đó mới có thể cai thở máy, tuy nhiên bệnh nhân cần nhiều tháng để hồi phục.

Các biến chứng chính có thể xảy ra gồm:  Nhiễm trùng bệnh viện, đặc biệt viêm phổi và các biến chứng của thở máy; Các biến chứng do bất động, nằm kéo dài, loét; Liệt ruột, táo bón, trào ngược, sặc phổi.

Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm do độc tố botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo người dân:

  • Chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.
  • Thận trọng với các thực phẩm đóng kín như trên nhưng có mùi hoặc màu sắc thay đổi, hoặc có vị thay đổi khác thường (ví dụ sữa chua nhưng không còn vị chua bình thường).
  • Không nên tự đóng gói kín các thực phẩm và để kéo dài trong điều kiện không phải đông đá (chỉ có nhiệt độ đông đá mới làm vi khuẩn ngừng phát triển và không sinh độc tố).
  • Ưu tiên ăn các thực phẩm mới chế biến, mới nấu chín. Lưu ý nấu chín sẽ phá hủy độc tố botulinum (nếu không may có trong thực phẩm).
  • Với các thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống (như dưa muối, măng, cà muối,…): bạn cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không nên ăn.
An An

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính