Theo quy định hiện hành, chỉ có 6 đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 là:
- Bác sĩ, y sĩ.
- Điều dưỡng viên.
- Hộ sinh viên.
- Kỹ thuật viên.
- Lương y.
- Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Tuy nhiên, theo quy định mới tại Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được gọi chung là giấy phép hành nghề. Ngoài 6 đối tượng nêu trên, Luật mới bổ sung thêm 3 đối tượng phải có chứng chỉ hành nghề gồm:
- Dinh dưỡng lâm sàng;
- Cấp cứu viên ngoại viện;
- Tâm lý lâm sàng.
Điều 27 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định, mỗi người hành nghề chỉ được cấp 1 giấy phép hành nghề có giá trị trong phạm vi toàn quốc.
Giấy phép hành nghề có thời hạn 5 năm (Luật cũ không quy định). Nội dung của giấy phép hành nghề bao gồm các thông tin cơ bản:
- Họ và tên; ngày, tháng, năm sinh; số dịnh danh cá nhân với người hành nghề Việt Nam; số hộ chiếu và quốc tịch với người hành nghề nước ngoài;
- Chức danh chuyên môn;
- Phạm vi hành nghề;
- Thời hạn của giấy phép hành nghề.
Người có đề nghị cấp mới, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh giấy phép hành nghề phải nộp phí theo quy định của pháp luật.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 có hiệu lực từ ngày 01/01/2024.
An AnBạn đang xem bài viết Thêm 3 đối tượng bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh tại chuyên mục Tin y tế của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].