Tết Hàn thực là tết gì?
Tết Hàn Thực là ngày tết diễn ra vào ngày mùng 3 tháng 3 (âm lịch) hàng năm, xuất hiện chủ yếu tại các tỉnh Trung Quốc, khu vực miền Bắc Việt Nam và thường được chào đón tại các cộng đồng người Hoa trên Thế Giới.
Vào ngày lễ này mọi người thường xay bột, nấu đậu xanh, tự làm các món bánh chay, bánh trôi, nấu chè xôi,.. để lễ Phật và cúng tổ tiên.
Trong tiếng Hàn thì “Hàn” có nghĩa là “lạnh” và “thực” nghĩa là ăn. Tết Hàn thực có nghĩa là tết ăn đồ lạnh.
Năm nay, Tết Hàn Thực rơi vào thứ Bảy ngày 22/4/2023 dương lịch.
Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết hàn thực
- Nguồn gốc tết hàn thực
Theo truyền thuyết thì vào thời xa xưa, vua nước Tấn là Tấn Văn Công gặp loạn phải bỏ đi lưu vong lúc thì ở nước Tề, lúc ở nước Sở. Vị hiền sĩ Giới Tử Thôi luôn ở bên cạnh vua để phò tá, bày mưu tính kế.
Có hôm trên đường đi lánh nạn, đã hết lương thực Giới Tử Thôi đã cắt một phần miếng đùi của mình để cho vua ăn. Sau khi nhà vua ăn xong mới biết sự hi sinh của Giới Tử Thôi nên rất cảm kích.
Giới Tử Thôi phò tá vua tận mười chín năm trời, sau quãng thời gian khổ cực cũng khổ luyện thành tài. Khi Tấn Văn Công đoạt lại ngôi vương nước Tấn, ông đã phong chức cũng như thưởng chức tước cho những ai có công tòng vua nhưng lại quên Giới Tử Thôi.
Giới Tử Thôi cho rằng nghĩa vụ của bề tôi là phò tá vua là trách nhiệm của bề tôi nên không hề oán trách. Ông về quê rồi cho mẹ vào núi Điền Sơn ở ẩn, sống cuộc sống thanh bình.
Vua Tấn Văn Công nhớ ra ông rồi sai người quay về tìm Tử Thôi. Giới Tử Thôi không màng danh vọng nên không quay về lĩnh thưởng. Nhà vua thấy vậy bèn ra lệnh đốt rừng để ông xuất hiện. Tuy nhiên, ông lại cùng mẹ chết cháy trong rừng, nhất quyết không ra ngoài.
Lúc này nhà vua đã hối hận cho hành động của mình. Ngài đã lập miếu thờ Tử Thôi tại núi rồi đổi tên núi là Giới Sơn. Vua hạ lệnh cho người dân không đốt lửa 3 ngày từ mồng 3 tháng 3 đến mồng 5 tháng 3 Âm lịch và chỉ ăn đồ nguội nấu sẵn.
- Ý nghĩa tết hàn thực
Thể hiện lòng thành với tổ tiên
Từ xa xưa bánh trôi, bánh chay đã được sử dụng để thờ cúng gia tiên, thể hiện lòng thành kính với bề trên vào ngày lễ Hàn Thực.
Mong muốn thời tiết thuận lợi hài hòa
Được biết ngày lễ Hàn Thực mang mong muốn cho mùa hạ bớt nóng, ngày mùng 3 tháng 3 hàng năm được chọn lựa hoàn toàn không liên quan đến dương lịch, hay bất kì một quy ước đạo giáo nào mà được chọn theo âm lịch, theo luật âm dương ngũ hành, là ngày đánh dấu sự kết thúc của Mộc khí.
Tết hàn thực có phải tết thanh minh không?
Rất nhiều người thắc mắc tết hàn thực và tết thanh minh có phải là một không, thế nhưng câu trả lời là không.
Tết Thanh Minh thường được xuất hiện tại các quốc gia như Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên. Ngày lễ này diễn ra trong nhiều ngày, thường bắt đầu vào khoảng ngày 4 hoặc ngày 5 tháng 4 (Dương lịch), kéo dài đến ngày 21 tháng 4.
Tết Thanh Minh dựa vào ngày dương lịch, nếu xét theo lịch âm thì bắt buộc rơi vào tháng 3, nhưng không có ngày cố định.
Tết Hàn Thực xuất hiện hàng năm tại các quốc gia như Trung Quốc, miền Bắc Việt Nam, nhưng không kéo dài như Tết Thanh Minh, ngày lễ diễn ra vào ngày 3 tháng 3 (âm lịch).
Tết Hàn Thực được xét theo âm lịch và diễn ra vào ngày cố định trong năm. Mọi nhà thường làm bánh trôi, bánh chay để dâng lên tổ tiên.
Hà An (t/h)Bạn đang xem bài viết Tết hàn thực là tết gì, tết hàn thực có phải tết thanh minh không? tại chuyên mục Tin mới của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].