Y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp chữa bệnh như châm cứu xoa bóp, dùng thuốc, khí công dưỡng sinh... trong đó có một phương pháp chữa bệnh rất đơn giản, có độ an toàn cao, hiệu quả mà nhiều người chưa biết đó là vẫy tay.
Vẫy tay là một môn nội công xuất phát từ Trung Quốc và đã được áp dụng ở Việt Nam từ nhiều năm nay, để chữa các bệnh mạn tính như hen suyễn, tiêu hóa, tim mạch, suy nhược thần kinh...
Bài tập này dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa thiền và động tác (tĩnh và động), giữa tâm và hơi thở, giữa khí và lực (hơi thở và sức mạnh) để khơi ý chí, tinh thần của người bệnh, nhất là bệnh nhân ung thư luôn nghĩ đến điều tốt đẹp, lạc quan, yêu đời. Đặc biệt, trong Đông y có quan niệm “tự kỷ ám thị”, do đó người tập phải luôn nghĩ đến điều tốt đẹp như: “hết đau lưng”, “thoát khỏi ung thư”…
Khi tập, động tác vẩy tay giúp lưu thông khí huyết, kinh mạch điều hòa, tạng phủ được nuôi dưỡng tốt giúp máu về tim nhiều lên, trao đổi máu tăng, ổn định huyết áp, loại trừ các chất độc hại, cải thiện hô hấp, làm mạnh xương khớp… từ đó tăng sức đề kháng.
Kỹ thuật vẩy tay
Vẩy tay thích hợp cho mọi đối tượng, nhất là cho người lớn tuổi thường mắc nhiều dạng bệnh như: cao huyết áp, hen suyễn, suy nhược thần kinh, đau nhức xương khớp...
Các bước thực hiện:
2 chân đứng thẳng với khoảng cách rộng bằng 2 vai, toàn thân thả lỏng, 2 vai và 2 cánh tay buông tự nhiên.
Lòng bàn tay hướng vào trong, mắt nhìn thẳng về phía trước.Thở đều và êm, tinh thần thư giãn thoải mái. Nghĩ đến loại bệnh mình đang mong muốn hết.
Sau khi thả lỏng toàn thân cùng tâm trạng thoải mái được 1-2 phút, 2 tay bắt đầu vung về phía trước sao cho tạo với cơ thể một góc 45 độ. Chú ý lấy ngón tay cái không vượt quá ngang rốn làm giới hạn. Khi làm ngược lại lấy mép ngoài của ngón út không vượt quá mông làm giới hạn.
Vẩy tay mỗi buổi sáng - trưa - chiều. Mỗi lần tập từ 15 – 20 phút, không tập quá sức. Tập từ ít đến nhiều, từ chậm đến nhanh, miễn sao cơ thể cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái.
Khi vẩy tay, cánh tay và phối hợp hài hòa với hoạt động mềm mại của lưng và chân, tuyệt đối không được căng cứng.
Chọn nơi yên tĩnh, có nhiều cây xanh để hít thở tự nhiên.Mới tập có thể thở bình thường, sau đó chuyển sang thở chủ yếu bằng bụng.
Sau khi tập xong giữ nguyên tư thế, đứng yên trong 1-2 phút rồi vận động nhẹ nhàng.
V.LinhBạn đang xem bài viết Một động tác thể dục đơn giản nhưng về già không lo đau yếu tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].