Tã giấy cho người lớn tuổi mắc chứng rối loạn bài tiết
Tại Việt Nam, theo Bộ Y tế, tính đến năm 2030, có khoảng 15 - 30% số người từ 60 tuổi trở lên mắc chứng rối loạn bài tiết (RLBT), với các triệu chứng như tiểu đêm, không thể nhịn được khi có nhu cầu tiểu tiện.
Tình trạng RLBT kéo dài, nhất là tiểu đêm sẽ dẫn đến mất ngủ, mệt mỏi, tăng nguy cơ té ngã do phải đi lại vào ban đêm, thậm chí nhiễm trùng đường tiết niệu,... Về mặt tâm lý, người lớn tuổi sẽ bị mất tự tin trong giao tiếp, dễ cảm thấy xấu hổ khi cho rằng bản thân là gánh nặng của những người thân xung quanh.
Để “chung sống” với vấn đề này, bên cạnh giữ chế độ ăn uống hợp lý, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng, người mắc RLBT có thể sử dụng các sản phẩm hỗ trợ như tã giấy người lớn để đời sống cao niên trở nên tự chủ, độc lập, từ đó xua tan cảm giác mặc cảm phụ thuộc, cũng như tránh làm ảnh hưởng đến thời gian làm việc của người chăm sóc.
Theo mô hình chăm sóc người cao tuổi Nhật Bản, tã giấy gồm 2 loại là tã quần (dành cho người có thể đứng hoặc tự đi lại) và tã dán (dành cho người hạn chế khả năng đi lại hoặc nằm liệt giường).
Với sự đa dạng về mẫu mã, thương hiệu, xuất xứ của thị trường tã người lớn hiện nay, người mua có thể tham khảo tiêu chí sau để lựa chọn loại tã giấy phù hợp cho người thân cao tuổi.
Tình trạng vận động
Tiêu chí đầu tiên và cơ bản để xác định loại tã giấy phù hợp với ông bà, cha mẹ của mình chính là dựa vào tình trạng vận động.
Với trường hợp người sử dụng vẫn có thể tự sinh hoạt, tự đứng, đi lại bình thường hoặc khi có dụng cụ hỗ trợ, tã quần được khuyến khích sử dụng. Khác với quan niệm tã giấy người lớn chỉ dành cho những người bệnh nặng, người nằm liệt giường, tã quần hiện nay được thiết kế tiện lợi và mỏng nhẹ như một chiếc quần lót, giúp người lớn tuổi dễ dàng vận động, rèn luyện sức khỏe.
Những loại tã quần được thiết kế lõi thấm 5mm với khả năng thấm hút ưu việt, sẽ giúp người cao tuổi thoải mái khi mặc, không lo tã nóng và hầm bí, hỗ trợ khắc phục tốt các vấn đề về tiểu đêm hay RLBT.
Những người mới chớm bị các hiện tượng của RLBT có thể dùng tã quần từ sớm, để có thể tự chủ kiểm soát các vấn đề về bài tiết và chủ động hơn trong cuộc sống.
Đối với nhóm người hạn chế khả năng đi lại hoặc nằm liệt giường, người nhà nên chọn tã dán, thiết kế có hai miếng dán ở phần hông của sản phẩm giúp người chăm sóc thuận tiện khi thay tã cho người bệnh nằm trên giường.
Kích thước phù hợp
Người mua cần chú ý lựa chọn kích cỡ tã phù hợp theo thông số kích thước vòng bụng (áp dụng với tã quần) và vòng hông (áp dụng với tã dán) để đảm bảo sản phẩm vừa vặn với người sử dụng.
Với đối tượng sử dụng là những người vẫn còn khả năng đứng và đi lại được, sản phẩm tã quần có thiết kế và kích thước khá phù hợp, ôm vừa vặn cơ thể, bề rộng tã lớn hơn và lượng thấm hút nhiều hơn, giúp thoải mái khi vận động.
RLBT không phải là trở ngại lớn nếu người dùng có những sản phẩm hỗ trợ để chung sống lành mạnh với bệnh. Với người có khả năng tự đi lại, gia đình cần khuyến khích họ sử dụng tã quần để cả bố mẹ và con cháu đều chủ động hơn trong sinh hoạt hàng ngày, rèn luyện sức khỏe và có cuộc sống vui vẻ, tích cực hơn.
Theo mô hình chăm sóc người cao tuổi của Nhật Bản và tiêu chuẩn chất lượng của Lifree – nhãn hiệu tã giấy người lớn hàng đầu Nhật Bản, Diana Unicharm ra mắt sản phẩm tã quần Caryn dành cho người có thể tự đứng hoặc tự đi lại.
Với lõi thấm 5mm siêu mỏng thoáng, thiết kế mỏng nhẹ một chiếc như quần lót mà vẫn thấm hút tốt, người cao tuổi sẽ vận động dễ dàng, luôn thoải mái an tâm khi sử dụng mà không phải lo về các vấn đề RLBT.
Tã quần Caryn có 3 kích cỡ M-L-XL phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng, có thể đáp ứng số đo vòng bụng lên đến 125cm.
Yến AnhBạn đang xem bài viết Tã giấy cho người cao tuổi mắc rối loạn bài tiết tại chuyên mục Tiêu dùng Gia đình của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].