Hãy cùng Gia Đình Mới tìm hiểu ăn hồng lúc đói bụng có được hay không và những lưu ý khi ăn quả hồng để tốt cho sức khỏe.
Liên quan đến những quan niệm kiêng kỵ khi ăn hồng, chủ yếu bắt nguồn từ việc quả hồng giàu "axit tannic".
Axit tannic là gì?
Axit tannic còn gọi là tannin là một hợp chất polyphenol có trong thực vật có khả năng tạo liên kết bền vững với các protein và các hợp chất hữu cơ cao phân tử khác như các amino axit và alkaloit.
Ngoài quả hồng, tannin còn có nhiều trong nho, sơn tra, lựu,... thậm chí một số loại trà cũng rất giàu tannin.
Trong điều kiện nhất định, tannin có thể kết hợp với protein để tạo kết tủa không tan trong nước có tên là tannin-protein.
Khi dạ dày tiết dịch vị, tannin-protein, phụ gia thực phẩm, xenluloza,vỏ hồng và thịt quả hồng sẽ bị kết lại tạo trong dạ dày, nhanh chóng tạo thành "sỏi dạ dày", từ đó gây hại dạ dày.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không thể ăn quả hồng.
Lượng tannin trong quả hồng khác nhau tùy loại
Thực tế lượng axit tannic trong quả hồng có thể khác nhau tùy loại, từ 0,4% đến 4%. Sự chênh lệnh lên tới 10 lần.
Để biết lượng tannin trong quả hồng nhiều hay ít, đơn giản chỉ cần dùng vị giác để thử. Nếu quả hồng càng chát tức là lượng tannin càng cao.
Ăn không lúc đói có sao không?
Theo Howtobehealth, ăn hồng khi đói có thể có nguy cơ gây hại nếu hồng chưa được xử lý. Tuy nhiên ngày nay phần lớn hồng chúng ta mua là hồng ngâm đã qua xử lý nhân tạo hoặc hồng ngọt (hồng Úc).
Trong các loại hồng này, lượng axit tannic rất thấp và thường sẽ không làm dạ dày khó chịu.
Tuy nhiên những người bị tiết nhiều dịch vị hoặc chứng năng đường tiêu hóa kém cần lưu ý hơn khi ăn hồng, tốt nhất không nên ăn khi đói kẻo gây khó chịu.
Cần lưu ý gì khi ăn hồng?
1. Nếu dạ dày tiết quá nhiều dịch vị hoặc quả hồng còn xanh, lượng tannin còn cao thì không ăn khi đói bụng.
2. Kiểm soát lượng hồng ăn mỗi ngày. Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Trung Quốc, mỗi người không nên ăn quá 200 gram hồng/ngày.
3. Người có chỉ số đường huyết cao cần hạn chế lượng hồng ăn vào.
4. Nếu muốn ăn nhiều hồng hơn, đừng ăn vỏ hồng vì tannin có chủ yếu là ở phần vỏ quả hồng.
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết Ăn hồng lúc đói có sao không, cần lưu ý những gì? tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].