Hiểu lầm 1: Latte có ít caffeine hơn espresso
Nhiều người tin rằng espresso chứa nhiều caffeine nhất trong các cà phê. Đó là do vị đậm của đồ uống khiến chúng ta tưởng lầm, nhưng thực chất nó không ảnh hưởng đến độ "mạnh" của cà phê. Thực chất lương caffeine trong latte, cappuccino, espresso hoàn toàn giống nhau và nó phụ thuộc vào loại cà phê và cách pha hơn.
Hiểu lầm 2: Hoa quả và đồ ngọt chỉ nên để ăn tráng miệng
Về cơ bản, các nhà dinh dưỡng phản đối truyền thống ăn uống này. Họ khuyên bạn nên ăn trái cây cho bữa sáng hoặc bữa snack buổi chiều, còn đồ ngọt chỉ nên ăn vào buổi sáng vì một, hai miếng chocolate ăn vào buổi sáng sẽ không làm tăng insulin đột biến. Bạn tốt nhất nên tránh hấp thụ đường và bánh kẹo từ sau giờ ăn trưa.
Hiểu lầm 3: Mì chính có hại cho sức khỏe
Bản chất của mì chính là mononatri glutamat (MSG). Giáo sư hóa sinh Kikunae Ikeda của Đại Học Tokyo đã phát hiện ra nó vào 1908, tách từ rong biển, và gọi vị ngọt thịt của nó là "umami". Thực tế, thành phần này có ở hầu hết các thực phẩm tự nhiên như ớt chuông, cà chua,... Nó làm vị giác của chúng ta mạnh mẽ hơn, do đó các nhà sản xuất đã dùng nó cho vào thức ăn. Nó chỉ nguy hiểm vì chứa E612 (muối của acid glutamic) có thể gây hại nếu ăn quá nhiều.
Hiểu lầm 4: Bánh mì đen tốt hơn bánh mì trắng
Nhiều người cho rằng bánh mì trắng không tốt cho người muốn giảm cân nên họ chọn bánh mì đen để thay thế. Tuy nhiên lượng calo trong bánh mì trắng và bánh mì đen gần như giống nhau, vậy nên nếu ăn quá nhiều loại bánh mì nào bạn cũng sẽ dễ tăng cân.
Sự khác biệt chủ yếu là bột - bánh mỳ đen làm từ bột lúa mạch đen chứa nhiều chất xơ hơn, do đó nó thích hợp để duy trì trao đổi chất lành mạnh hơn. Nhưng mặt khác, bánh mì trắng lại xốp và dễ tiêu hóa hơn, vậy nên nếu bạn có vấn đề về đường tiêu hóa thì nên ăn bánh mì trắng.
Hiểu lầm 5: Dầu olive tốt hơn dầu hướng dương vì nó tăng cường sự trao đổi chất
Các chuyên gia cho biết các loại dầu chiết xuất từ hạt đều tốt cho sức khỏe nếu tiêu thụ với lượng vừa phải - không quá 30 gam một ngày. Chúng chứa các axit béo không bão hòa giúp cải thiện sự trao đổi chất cholesterol, từ đó có thể ngăn ngừa các bệnh về hệ tim mạch.
Hiểu lầm 6: Pasta và khoai tây không tốt cho vóc dáng
Thực chất chúng không đáng sợ đến vậy. Khoai tây có chứa kali, magie, sắt. Tuy nhiên cần lưu ý là hàm lượng calo trong 100g khoai tây nướng là 80kcal, còn trong khoai tây chiên cùng khối lượng là 317 kcal. Nếu ăn cùng nước sốt thì lượng calo sẽ còn cao hơn.
Ngoài ra: Bạn không cần giảm lượng đồ ăn yêu thích để giảm cân
Thông thường để giảm cân, chúng ta sẽ bắt đầu chế độ ăn cân đối chứa các thực phẩm lành mạnh, nhưng lại quên kiểm tra lượng calo mà chúng cung cấp. Hóa ra có những thực phẩm tưởng như lành mạnh lại chứ calo bằng các thực phẩm "không lành mạnh". Ví dụ, một nắm hạt hạnh nhân có chứa 188 kcal, trong khi đó một nắm kẹo Mentos hay Skittles cũng chứa lượng calo tương đương. Có thể hạt hạnh nhân chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn nhưng bạn cũng có thể thay nó bằng kẹo khi đang ăn kiêng khi nào quá thèm đường.
(Theo Bright Side)
Hoàng NguyênBạn đang xem bài viết 6 lời nói dối kinh điển về thực phẩm khiến chúng ta bị 'ăn quả lừa' bao năm qua tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].