Sử dụng CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip có thể bị phạt tới 500.000 đồng

Những ai đang vẫn sử dụng Chứng minh nhân dân (CMND) cũ khi đã có Căn cước công dân (CCCD) gắn chip cần lưu ý các quy định về cấp, đổi CCCD để tránh bị phạt tới 500.000 đồng.

Chứng minh nhân dân (CMND) và Căn cước công dân (CCCD) gắn chip đều có giá trị chứng minh nhân thân của một người khi tham gia các giao dịch dân sự hay thực hiện thủ tục hành chính.

Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, khi công dân làm thủ tục chuyển từ CMND, CCCD thường sang thẻ CCCD gắn chip, cán bộ công an sẽ thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân thường.

Tuy nhiên, có những trường hợp không giao nộp hoặc cán bộ làm thủ tục chưa thu lại nên sau khi làm thẻ CCCD gắn chip mới, không ít người dân vẫn còn giữ Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân cũ.

Điều này khiến một số người đã làm CCCD gắn chip lại có cùng lúc 2 loại giấy tờ chứng minh nhân thân, đó là CCCD gắn chip mới làm và CMND hoặc CCCD cũ.

Nên sử dụng CCCD gắn chip.

Nên sử dụng CCCD gắn chip.

Có được dùng CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip?

Những ai đang vẫn sử dụng CMND cũ khi đã có CCCD gắn chip lưu ý: Đối với các trường hợp chỉ dùng để đối chiếu, nhận dạng nhân thân và không cần ghi lại số CMND thì việc sử dụng CMND cũ hầu như không có ảnh hưởng gì.

Tuy nhiên, nếu sử dụng CMND cũ hết hiệu lực để tham gia các hợp đồng, giao dịch hoặc thực hiện thủ tục hành chính, người dùng rất có thể sẽ gặp phải rủi ro pháp lý về sau. Ví dụ như hợp đồng đã ký kết, sử dụng CMND hết hiệu lực, sẽ bị vô hiệu.

Do đó, người dân chỉ nên dùng duy nhất Căn cước công dân mới trong tất cả các giao dịch, thủ tục để đảm bảo thống nhất thông tin và tránh rủi ro, tranh chấp sau này.

Dù có nắm giữ cả hai loại giấy tờ chứng minh nhân thân là Căn cước công dân và Chứng minh nhân dân thì người dân cũng tuyệt đối không nên sử dụng cùng lúc. Tốt nhất, người dân chỉ nên sử dụng CCCD gắn chip, trên CCCD gắn chip đã tích hợp tất cả thông tin về Chứng minh nhân dân cũ.

Sử dụng CMND hết hiệu lực có bị phạt?

Theo quy định trên, việc thu lại CMND cũ sau khi làm CCCD mới là quy định bắt buộc.

Có thể bị phạt tới 500.000 đồng nếu cố ý sử dụng CMND cũ đã hết hiệu lực.

Có thể bị phạt tới 500.000 đồng nếu cố ý sử dụng CMND cũ đã hết hiệu lực.

Do đó, nếu sử dụng CMND hết hiệu lực sau khi làm Căn cước công dân mới, công dân có thể vi phạm lỗi “không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân ” theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP với mức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.

Theo Luật sư Phạm Thanh Hữu, Đoàn luật sư TP HCM, về nguyên tắc, công dân đã được cấp Căn cước công dân gắn chip mới thì thẻ này có giá trị hiệu lực, Chứng minh nhân dân cũ hết hiệu lực. Do đó, nhằm tránh gặp vướng mắc, rủi ro pháp lý về sau thì mọi người nên sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip (không nên cùng lúc sử dụng đồng thời Chứng minh nhân dân cũ và Căn cước công dân mới).

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính