1. Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm có thể dẫn đến những triệu chứng nghiêm trọng. Nó là do 4 loại virus khác nhau gây nên được truyền từ muỗi Aedes.
Ước tính có khoảng 2,5 triệu người hay 40% dân số thế giới sống ở những khu vực có nguy cơ bị sốt xuất huyết. Bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra ở Châu Á, Thái Bình Dương, Châu Mỹ, châu Phi và vùng Caribe.
2. Triệu chứng sốt xuất huyết
Triệu chứng sốt xuất huyết có thể đa dạng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và từng thể của bệnh.
-
Số xuất huyết thể nhẹ
Có thể xuất hiện 7 ngày sau khi bị muỗi đốt. Các triệu chứng bao gồm đau cơ, khớp, phát ban cơ thể có thể biến mất rồi lại xuất hiện, sốt cao, đau đầu, đau phía sau hốc mắt, cảm thấy buồn nôn, nôn.
Các triệu chứng trên có thể biến mất trong một tuần nhưng nó cũng có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng.
-
Sốt xuất huyết dengue (DHF)
Lúc đầu, các dấu hiệu của DHF có thể nhẹ nhưng chúng có thể nghiêm trọng hơn trong vài ngày sau đó. Cũng các triệu chứng như sốt xuất huyết thể nhẹ nhưng DHF có thể có dấu hiệu chảy máu bên trong.
Những đấu hiệu bao gồm chảy máu ở răng miệng, mũi, đổ mồ hôi, tổn thương ở hạch, các mạch máu. Bên cạnh đó, chảy máu bên trong dẫn đến nôn hoặc đi ngoài ra máu, tiểu cầu thấp, đau dạ dày, xuất hiện các nốt hồng dưới ca và mạch yếu.
Nếu không có phương pháp điều trị kịp thời, DHF có thể gây tử vong.
-
Hộ chứng sốc dengue (DSS)
DSS là loại sốt xuất huyết nghiêm trọng có thể gây tử vong.
Những triệu chứng thường thấy ở dạng này đó là đau bụng dữ dội, mất phương hướng, tăng hoặc giảm huyết áp đột ngột, chảy máu nặng, nôn nhiều. Nếu không được điều trị, DSS cũng có thể gây tử vong cho người bệnh.
3. Nguyên nhân bệnh sốt xuất huyết
Xuất huyết có 4 loại virus gây nên và được truyền từ người sang người thông qua vật trung gian là loài muỗi Aedes aegypti. Loài muỗi này xuất hiện ở châu Phi nhưng hiện nay có nhiều ở các vùng nhiệt đới, đặc biệt những vùng đông dân cư.
Điều đặc biệt nguy hiểm đó là một người có thể mắc sốt xuất huyết hơn 1 lần trong đời. Lần thứ hai mắc bệnh có thể có nguy cơ bị nặng hơn lần một.
4. Chẩn đoán bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu sốt xuất huyết có thể nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, ví dụ như bệnh sốt rét hoặc sốt thương hàn.
Nếu thấy các dấu hiệu trên, dù ở thể nào thì bạn nên đi khám để được bác sĩ xét nghiệm máu.
5. Điều trị sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là một bệnh do virus gây ra và hiện chưa có phương pháp chữa bệnh. Tuy nhiên, sự can thiệp y tế có thể có hiệu quả, tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh.
Đối với sốt xuất huyết thể nhẹ, bạn cần bù nước cho cơ thể. Sử dụng các thuốc như Tylenol hoặc paracetamol để giảm sốt, giảm đau.
Còn đối với thể nặng hơn, bệnh nhân cần nhập viện để được theo dõi. Bệnh nhân có thể được truyền nước, truyền máu.
6. Cách phòng tránh sốt xuất huyết
Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết. Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh đó là tránh muỗi đốt.
Các chuyên gia cho rằng chúng ta nên mặc đồ dài khi đi ngủ. Tránh muỗi đốt bằng cách loại bỏ chai lọ có chứa nước xung quanh nhà để muỗi không có cơ hội sinh sôi nảy nở. Ngoài ra, chúng ta nên nằm màn, đóng cửa khi đi ngủ.
Chúng ta có thể sử dụng một số phương pháp đuổi muỗi bằng các nguyên liệu trong nhà như cây sả, húng thơm, tía tô...
(Theo Medcial News)
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Sốt xuất huyết là gì? Triệu chứng, cách phòng tránh và điều trị bệnh hiệu quả tại chuyên mục Xã hội của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].