Cụ thể, tại Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung Chương III về trợ cấp hưu trí xã hội, trong đó quy định: Công dân Việt Nam từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, không có trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng khác thì sẽ được hưởng trợ cấp hưu trí xã hội do ngân sách nhà nước đảm bảo.
Mức trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội được nâng từ 360.000 đồng/người/tháng hiện hành lên 500.000 đồng/người/tháng.
Ngoài ra, người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật bảo hiểm y tế.
Người đang hưởng trợ cấp hưu trí xã hội chết thì người lo mai táng được nhận một lần trợ cấp mai táng với mức 10 triệu đồng. Chính phủ quy định việc điều chỉnh mức trợ cấp hưu trí xã hội hằng tháng và trợ cấp mai táng trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước.
Cũng tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hôi (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đề xuất, đối với người đủ 60 tuổi trở lên và đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định của pháp luật không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí xã hội mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu có nguyện vọng thì sẽ được hưởng trợ cấp hàng tháng trong khoảng thời gian trước khi đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội. Mức trợ cấp bằng 500.000 đồng/tháng.
An AnBạn đang xem bài viết Đề xuất: Tăng trợ cấp hưu trí xã hội hàng tháng lên 500.000 đồng/tháng tại chuyên mục Đáng chú ý của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].