Theo luật hiện hành (Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014), rất nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội đang được tính toán theo lương cơ sở như: Trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau, sau thai sản; trợ cấp 1 lần khi sinh con…
Tuy nhiên, tại dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã đề xuất sửa đổi quy định từng loại trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng mức tiền mặt cụ thể. Theo đó, số tiền trợ cấp được quy định từng loại như sau:
Các khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội theo dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) sẽ được Chính phủ điều chỉnh theo chỉ số gia tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp. Việc bỏ cách tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo lương cơ sở được cho là để phù hợp với chính sách cải cách tiền lương, bãi bỏ lương cở sở trong tương lai.
Đây mới chỉ là đề xuất Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đưa ra và đang lấy ý kiến, chứ chưa phải quy định chính thức.
Theo lộ trình đề ra, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội mới sẽ trình Quốc hội tiếp tục cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 6 (diễn ra vào tháng 10/2023).
Dự kiến Luật Bảo hiểm xã hội mới sẽ được các đại biểu Quốc hội thông qua vào kỳ họp thứ 8 năm 2024 và có hiệu lực thi hành bắt đầu từ ngày 01/01/2025.
An AnBạn đang xem bài viết Đề xuất ấn định mức trợ cấp bảo hiểm xã hội bằng số tiền cụ thể tại chuyên mục Đáng chú ý của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].