Báo Điện tử Gia đình Mới

Sau ly hôn, chồng có phải cấp dưỡng cho vợ không?

Sau khi ly hôn, việc cấp dưỡng không chỉ áp dụng bố mẹ đối với con cái chưa thành niên mà trong 1 số trường hợp, chồng/vợ cũng có thể phải cấp dưỡng cho chính vợ/chồng.

Thông tin với PV Gia Đình Mới, luật sư Đặng Thu Hạnh (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết, ít khi có việc vợ/chồng sau khi ly hôn phải cấp dưỡng cho chồng/vợ của mình vì nhiều người không muốn "dính dáng" tới nhau sau khi ly hôn, tuy nhiên, theo luật quy định, vẫn có trường hợp vợ/chồng phải cấp dưỡng cho người từng đầu ấp tay gối với mình.

Cụ thể, theo khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình  (Luật HN&GĐ) 2014, cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng khi người đó là người:

- Chưa thành niên;

- Đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

- Gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định.

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh chị em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định.

Điều 115 Luật HN&GĐ nêu rõ: Khi ly hôn, nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Hiện nay Luật chưa quy định cụ thể mức "khó khăn, túng thiếu" là như thế nào, do đó, việc nhận định khi nào vợ chồng sau khi ly hôn phải cấp dưỡng cho người còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định của Tòa án.

Như vậy, tùy vào từng hoàn cảnh, điều kiện cụ thể cũng như lý do chính đáng theo quy định của pháp luật, người chồng/vợ vẫn có thể phải cấp dưỡng cho vợ/chồng sau khi đã ly hôn.

  Người chồng/vợ vẫn có thể phải cấp dưỡng cho vợ/chồng sau khi đã ly hôn.

Người chồng/vợ vẫn có thể phải cấp dưỡng cho vợ/chồng sau khi đã ly hôn.

Về thời gian cấp dưỡng, tại Điều 118 Luật HN&GĐ, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị chấm dứt khi:

- Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

- Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

- Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

- Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

- Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

- Trường hợp khác.

V.Linh/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO