Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

‘Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng’ – tại sao lại nói như vậy?

Vì sao lại nói “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng" hay “đi lễ cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?

Vì sao lại nói “Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng"

Trong hệ thống lễ tết của người Việt cổ. Có 3 kỳ lễ tết được chia làm thượng - trung - hạ rất quan trọng.

Đó là Tết thượng nguyên - Rằm tháng Giêng, Tết trung nguyên - Rằm tháng Bảy, Tết hạ Nguyên - Rằm tháng 10.

‘Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng’ – tại sao lại nói như vậy? 0

Theo đó, Tết thượng nguyên để chúng ta hướng thiên cầu phúc, Tết trung nguyên để hướng địa quan xá tội (tháng cô hồn), Tết hạ nguyên để hướng thủy quan giải ách (tiêu tan tai nạn).

Tết thượng nguyên – Rằm tháng Giêng đc coi là thời điểm nên đi lễ để được ban lộc ban thuận, được ban phúc ban ơn. Khi được ban phúc ban ơn cũng tương ứng với việc cả năm sẽ được xuôi thuận bình hoà. Vậy nên mới có câu “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”.

Vì quan niệm rằng đi vào ngày khác tháng khác thì chủ yếu chỉ kêu cầu được cho bản thân trong tháng đấy. Đi lễ vào Rằm tháng Giêng sẽ kêu được cho cả năm vậy. Và cũng là thời điểm dễ nhất trong năm chúng ta có thể hướng thiên (trời) mà xin phúc

Vậy nên nếu có ai hỏi có nên đi lễ vào Rằm tháng Giêng, bạn hãy cố gắng thu xếp để đi lễ và thành tâm xin trời đất, thần linh một năm mới vạn điều tốt đẹp.

‘Cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng’ – tại sao lại nói như vậy? 1

Tất nhiên cần phải hiểu, việc đi lễ dù vào thời điểm nào cũng là điều tốt cả, không cứ vào mùng 1 hay ngày rằm.

Việc đi lễ cốt để tâm an, sau đó là để thể hiện tín ngưỡng với Phật Thánh. Đây cũng là cơ hội để ta sám hối sân si trong cuộc sống, giúp cho tâm được giác ngộ, hướng đến cuộc sống tốt hơn, thiện hơn. Sau là để mong bề trên che chở cho cuộc sống thêm hanh thông thuận lợi.

Việc đi lễ không thể biến không thành có, mà chỉ có thể biến có thành tốt hơn, biến nỗ lực ra kết quả. Vì vậy không nên có suy nghĩ chỉ cần đi lễ, không cần cố gắng làm việc, là sẽ có tất cả.

Người lười biếng, không làm việc, không cố gắng thì dù có lễ bái nhiều đến đâu, cũng không thể có lộc.

Người sinh hoạt vô tổ chức thì không thể mong có sức khỏe dồi dào.

Người tâm thái không tốt, mưu hèn kế bẩn, khôn lỏi quỵt nợ lợi dụng thiên hạ, thì không thể mong có bình an.

Vậy nên việc lễ bái cốt yếu vẫn phải từ cách sống cá nhân. Sống đủ tốt , tâm hướng thiện, nỗ lực đủ sâu, chăm chỉ cần cù, tâm thái bình hoà thì trước mắt khó khăn nhưng sẽ sớm được thành tựu, sớm được an yên.

Thiên An

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính