Cây quả máu thực chất là tên gọi của người dân đặt cho, chứ chính họ cũng không biết tên thật của loài cây này là gì. Nó mọc chủ yếu trong rừng sâu tại vùng núi phía Bắc, nhưng cũng có người dân đã thành công trồng được tại vườn nhà.
Cây quả máu là dạng thân leo, lá nhỏ dài khoảng 10 - 15cm. Đến khoảng từ tháng 2 - tháng 6, cây bắt đầu đậu trái, quả chín vào tầm cuối tháng 6 đến tháng 7 hằng năm. Tuy nhiên, phải mất 3 đến 5 năm, cây mới thực sự trưởng thành và cho ra quả.
Quả mọc thành chùm, gần giống chùm nho. Quả máu chuyển dần từ màu xanh sang phớt hồng rồi đỏ tươi khi chín hẳn, còn khi chín kỹ, nó có màu tím đen.
Người dân địa phương rất thích ăn loại quả này, không chỉ vì vị chua ngọt dễ ăn, mà còn vì tin rằng nó rất bổ. Nam giới thường hái về ngâm rượu; trẻ con ăn chơi; còn phụ nữ, nhất là những ai có thai, hoặc sau khi sinh đang cho con bú, ăn quả này sẽ có da dẻ hồng hào, cực kỳ bổ máu.
Cách ăn quả máu cũng rất đặc biệt, phải dùng tay bóp nhẹ, nặn đều xung quanh cho đến khi quả mềm hẳn, chuyển sang màu tím đen, bóp chảy ra dịch màu đỏ tươi thì mới ăn được.
Kim OanhBạn đang xem bài viết Quả dại kỳ lạ ở Việt Nam: Nhựa chảy đỏ tươi như máu người tại chuyên mục Tin tức của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].