Có một thế hệ mà chúng ta hay gọi là “trẻ trâu” hay những con “nghé con” không biết gì cả.
Một thế hệ lớn lên trong vòng tay bảo bọc của cha mẹ. Làm hộ con tất cả chính là cách ly con với cuộc sống thực tế, khiến trẻ thấy việc gì cũng dễ đạt được.
Chúng không biết cẩn trọng, không biết cân nhắc, không tự chuẩn bị được cho bản thân trước những thử thách của cuộc sống. Chúng cũng không cảm thấy hứng thú hay trân trọng bất kì điều gì cả.
Sẽ không bao giờ được như cậu bé Peter Pan chẳng bao giờ lớn, con trẻ cuối cùng cũng phải thoát khỏi chiếc cánh của cha mẹ để bước ra xã hội, để trưởng thành.
Một đứa trẻ thiếu va chạm giống như không được tiêm vắc xin, sẽ là cá thể yếu đuối, dễ tổn thương trong cộng đồng. Một đứa trẻ như vậy sẽ dễ gục ngã và khó đi đến thành công trong bất kì lĩnh vực nào.
Theo Paul Sloltz trong cuốn sách "Adversity Quotient: Turning Obstacles into Opportunities" nhận định chỉ số AQ có thể đo mức độ hoài bão, nỗ lực, sự sáng tạo, năng lượng, sức khoẻ lý tính, xúc cảm và hạnh phúc của một người.
Ngược lại, một người có khả năng sáng tạo tốt cũng sẽ có chỉ số AQ cao. Trong một nghiên cứu của Dacey J. & Lennon K. (1998) trên 2036 nhà khoa học, kết quả đưa ra nhận định về những đức tính nổi bật của họ là: lòng tin, tinh thần say mê đối với công việc, không sợ thất bại.
Có thể thấy một đức tính quan trọng cần có của các nhà khoa học – những người phát kiến - chính là sự sẵn sàng cáng đáng một khối lượng công việc đồ sộ mà không sợ thất bại.
Không một đứa trẻ được bảo bọc nào có thể phát triển tốt đồng thời cả khả năng vượt qua nghịch cảnh và năng lực tư duy sáng tạo của mình. Đây là thách thức với thế hệ học sinh hiện nay khi các em vẫn được học tập theo những phương pháp cũ.
Giáo viên cung cấp kiến thức, học sinh học thuộc.
Giáo viên cho công thức, học sinh áp dụng.
Đây là sự “dựa dẫm” trong học tập. Nếu mọi đáp án đều bày sẵn như vậy thì liệu các học sinh sẽ còn lại gì để làm. Không có khó khăn phải vượt qua. Không có thách thức để bứt phá. Và tất nhiên là cũng thui chột mất năng lực tư duy và khả năng sáng tạo còn chưa kịp “chớm nở”.
Hơn 1 năm trở lại đây, cụm từ “phát triển tư duy” hay “tư duy sáng tạo” dần phổ biến hơn với nhiều phụ huynh qua nhiều chương trình giáo dục.
Trong đó, CMS EDU là một chương trình với phương pháp giảng dạy được đánh giá là đặc biệt và nổi trội trong việc phát triển năng lực tư duy cho trẻ, dù mới xuất hiện tại Việt Nam.
Đây là nơi mà các học sinh được khuyến khích tự mình khám phá để tạo nên kiến thức của riêng mình ngay từ khi còn nhỏ.
CMS EDU hướng đến đích cuối cùng là phát triển trọn vẹn 4 bậc tư duy từ Tư duy cơ bản, Tư duy logic, Tư duy toán học tới Tư duy sáng tạo & Giải quyết vấn đề.
Môi trường học tập tại CMS EDU được xây dựng theo tiêu chí HLV:
- Happy (Truyền cảm hứng): Bài học bắt đầu bằng một câu chuyện cụ thể gây hứng thú cho học sinh, đồng thời lồng ghép đưa ra 1 khái niệm toán học, truyền cảm hứng học tập cho trẻ.
- Leading Questions and Activities (Câu hỏi và Hoạt động dẫn dắt): Với những câu hỏi và Hoạt động dẫn dắt của giáo viên, học sinh được khuyến khích tư duy chủ động, đưa ra giả thuyết và tự mình khám phá kiến thức toán học.
- Visual (Trực quan sinh động): Trẻ được kiểm chứng lại giả thuyết mình đã đưa ra 1 cách trực quan, đồng thời hiểu rõ hơn về bản chất, giúp ghi nhớ và vận dụng tốt hơn kiến thức Toán học trong các tình huống thay đổi linh hoạt.
Lấy nền tảng từ phương pháp giáo dục Maieutic của Socrates, phương châm giáo dục của CMS EDU là: Khuyến khích trẻ phát triển tư duy bằng cách tự động não và giải quyết vấn đề của bản thân.
Phương pháp này chú trọng vào việc giúp học sinh hiểu được bản chất của khái niệm hay nguyên tắc bằng cách đặt câu hỏi và tự tìm lời giải cho mình.
Với phương pháp Maieutic, học sinh phát huy được khả năng tư duy độc lập của bản thân, đồng thời nắm vững được những kiến thức đã học. Thói quen chủ động được hình thành trong tư duy, hành động của trẻ ngay từ khi còn nhỏ.
Phương pháp giáo dục “cho tương lai” của CMS EDU đã chiếm được sự tin tưởng và ủng hộ của nhiều bậc phụ huynh thông thái, có tư tưởng hiện đại tại Việt Nam.
Hiện nay, CMS EDU đã phát triển được 12 trung tâm trên toàn quốc với 3000 học viên theo học. Đây là sự lựa chọn phù hợp cho các phụ huynh tìm kiếm phương pháp chuẩn bị tốt nhất giúp trẻ thành công trong tương lai.
CMS EDU là Chương trình phát triển năng lực tư duy toàn diện và kỹ năng thời 4.0 thông qua môn Toán dành riêng cho lứa tuổi mầm non và tiểu học nhận được nhiều sự ủng hộ nhất trong giai đoạn hiện tại.
Chương trình được xây dựng bởi Phó chủ tịch Hiệp hội Olympiad Toán học thế giới WMO.
Sau hơn 20 năm phát triển thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới, CMS EDU đã khẳng định được vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực giáo dục năng lực tư duy và sáng tạo cho trẻ nhỏ.
Bạn đang xem bài viết Học tập kiểu 'dựa dẫm' - Con bạn có phải? tại chuyên mục Học đường của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].