Phòng ngừa ung thư bằng cách thay đổi những thói quen này

Thiếu ngủ làm gia tăng bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, huyết áp, béo phì, trầm cảm và là yếu tố có thể gây ung thư.

Giấc ngủ là một phần của đời sống, trung trâm Phòng chống bệnh của Hoa Kỳ đã nhận định thiếu ngủ đi đôi với bệnh tật.

Trung tâm nghiên cứu bệnh ung thư (Anh) đã tiến hành nghiên cứu số liệu trên toàn thế giới cho thấy, trong 1.000 bệnh nhân ung thư từ 30-50 tuổi, có 99,3% số người trong đó thức qua đêm, đến sáng hôm sau mới nghỉ ngơi. 

Theo điều tra của Hội nghiên cứu ung thư Mỹ phát hiện: nữ giới ngủ ít hơn 7 giờ mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú lên đến 47%. 

Phòng ngừa ung thư bằng cách thay đổi những thói quen này 0

Vì vậy, giấc ngủ không phải là điều xa xỉ mà đó là thiết yếu quyết định sức khỏe tốt. 

Tuyến tùng là một tuyến nội tiết nhỏ trong cơ thể con người có chức năng tạo ra melatonin giúp con người có được giấc ngủ thoải mái nhất, tới đỉnh cao là 1- 2 giờ sáng, giảm dần từ 5 giờ đến sáng.

Có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mêlatonin giúp các tế bào của cơ thể chống lại các chất oxy hóa, sửa chữa phân tử DND, từ đó kiềm chế các tế bào ung thư, giúp hệ miễn dịch tăng sản xuất các tế bào diệt ung thư.

Việc xáo trộn giấc ngủ sẽ làm giảm đáng kể lượng hormone này và gây ra những tác hại lớn đối với sức khỏe của con người. 

Việc suy giảm nồng độ melatonin trong cơ thể con người sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm và điều này là điều kiện tiền đề khiến cơ thể chúng ta dễ bị tấn công bởi những loại hóa chất độc hại gây ung thư gan, ung thư thận… đến từ môi trường bên ngoài.

Thiếu ngủ làm đời sống ngắn lại, gia tăng bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, huyết áp, béo phì, trầm cảm, trầm cảm, đồng thời làm suy giảm trí nhớ nhanh chóng. Ngoài ra, việc thiếu ngủ còn là yếu tố có thể gây ung thư.

  Tránh tiếp xúc với tivi, máy tính trước ngủ ít nhất 1 giờ

Tránh tiếp xúc với tivi, máy tính trước ngủ ít nhất 1 giờ

Ngủ đủ giảm nguy cơ ung thư ruột già. Ngủ dưới 6 tiếng mỗi đêm tăng 50 % nguy cơ bệnh polyp ruột già so với ngủ ít nhất 7 tiếng mỗi đêm. Polyp nếu không điều trị có nguy cơ chuyển thành ung thư.

Giáo sư Nguyễn Chấn Hùng khuyên nên ngủ 7-8 tiếng/đêm. 

Trước khi ngủ tránh ăn no, để hạn chế các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Ngoài ra, việc ăn quá no hay quá đói trước khi đi ngủ cũng sẽ khiến bạn hay tỉnh giấc trong khi ngủ, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của mỗi chúng ta.

Không cà phê, không uống rượu. việc thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn hay các chất kích thích có thể giúp thư giãn nhưng chính chúng cũng là nguyên nhân phá hoại giấc ngủ của bạn, khiến bạn không thể ngủ ngon giấc. 

Việc tập thể dục thường xuyên cũng sẽ giúp chúng ta có giấc ngủ ngon và chất lượng hơn so với những người bình thường có lối sống ít vận động.

Phòng ngủ càng tối càng tốt. Tránh tiếp xúc với tivi, máy tính trước ngủ ít nhất 1 giờ. Ngủ đúng giờ mỗi đêm, thức đúng giờ mỗi sáng. Ngoài ra, buổi sáng nên phơi nắng một chút. 

Tú Anh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính