Báo Điện tử Gia đình Mới

Phòng COVID-19 cho phụ nữ mang thai khi đi khám thế nào?

Bộ Y tế mới có hướng dẫn dự phòng và kiểm soát lây nhiễm đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh (người bệnh) đến khám tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Tại Quyết định số 3982/QĐ-BYT về Hướng dẫn tạm thời dự phòng và xử trí Covid-19 ở phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh, Bộ Y tế đã đưa ra hướng dẫn dự phòng và kiểm soát lây nhiễm đối với phụ nữ mang thai, bà mẹ sau sinh (người bệnh) đến khám tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh như sau:

- Hướng dẫn người bệnh và người nhà đến khám đeo khẩu trang, sát khuẩn bằng dung dịch rửa tay nhanh và tới khu vực cách ly.

- Giữ khoảng cách tối thiểu 02 mét giữa các người bệnh.

- Hạn chế người bệnh di chuyển trong cơ sở y tế.

- Người nhà đi kèm với người nhiễm hoặc nghi nhiễm Covid-19 cần phải được xem như là có phơi nhiễm với Covid-19 và cũng phải được tầm soát cho đến hết thời gian theo dõi.

  Bà bầu nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trong thai kỳ (thai ≥ 13 tuần) hoặc trong giai đoạn hậu sản, kể cả khi nuôi con bằng sữa mẹ. Ảnh minh họa

Bà bầu nên tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trong thai kỳ (thai ≥ 13 tuần) hoặc trong giai đoạn hậu sản, kể cả khi nuôi con bằng sữa mẹ. Ảnh minh họa

- Cán bộ y tế nên tư vấn cho phụ nữ mang thai về các nguy cơ của nhiễm Covid-19 và các biện pháp dự phòng nhiễm gồm:

+ Tiêm vắc xin ngừa Covid-19 trong thai kỳ (thai ≥ 13 tuần) hoặc trong giai đoạn hậu sản, kể cả khi nuôi con bằng sữa mẹ;

+ Thực hiện các biện pháp dự phòng nhiễm Covid-19 như: Rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách và hạn chế tiếp xúc với người khác.

- Phụ nữ mang thai đang ở trong vùng bị phong tỏa:

+ Giảm số lần thăm khám trực tiếp, giảm thời lượng của mỗi lần khám thai, tăng cường thăm khám qua hệ thống khám chữa bệnh từ xa.

+ Hạn chế số người khám ngồi trong phòng chờ, nên đặt lịch hẹn trước khi đến khám, giữ khoảng cách trên 02 mét.

+ Phân nhóm các thai kỳ có cùng tuổi thai để hẹn khám và thực hiện các xét nghiệm trong cùng một thời gian.

+ Hạn chế các xét nghiệm, chỉ thực hiện những chỉ định thực sự cần thiết.

+ Sử dụng một số phương pháp chẩn đoán tạm thời thay thế cho các phương pháp chẩn đoán đã có trong phác đồ về theo dõi thai kỳ như: Chẩn đoán bệnh lý đái tháo đường thai kỳ bằng phối hợp Glucose máu và HbA1c; tầm soát các thể lệch bội thường gặp bằng NIPS.

- Phụ nữ mang thai hay trong giai đoạn hậu sản vẫn tiếp tục tiêm phòng uốn ván theo lịch tiêm.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO