Nổ bóng bay trong lễ khai giảng ở Thanh Hóa, nhiều học sinh bị bỏng

Sự cố nổ bóng bay xảy ra trong lễ khai giảng tại Trường Tiểu học xã Yên Phú, huyện Yên Định (Thanh Hóa).

Theo báo cáo của Trường Tiểu học Yên Phú, tại lễ khai giảng, nhà trường đã chuẩn bị 2 chùm bóng bay để 2 bên cánh gà sân khấu. Cuối buổi lễ, học sinh đi về lớp để học, một số em và phụ huynh lên khán đài lấy bóng bay chơi, cùng lúc đó một người đi qua, trên tay cầm thuốc lá, không may đụng phải khiến bóng bay phát nổ.

Vụ nổ đã làm 10 học sinh bị bỏng nhẹ. Sau khi sự việc xảy ra, Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy giáo cô giáo và phụ huynh đã đưa học sinh đến Trạm Y tế xã Yên Phú sơ cứu. Sau đó 10 học sinh bị thương được đưa lên Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định tiếp tục điều trị.

Học sinh trường Tiểu học Yên Phú bị bỏng do bóng bay phát nổ.

Học sinh trường Tiểu học Yên Phú bị bỏng do bóng bay phát nổ.

Hiện sức khỏe của 10 học sinh gặp nạn đã ổn định, 1 em xin về nhà, 9 em ở lại theo dõi, điều trị.

Trong trường hợp nào bóng bay sẽ phát nổ?

Trang trí và thả bóng bay là hình ảnh quen thuộc trong lễ khai giảng nhiều năm qua. Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, bệnh viện Xanh-pôn (Hà Nội), bóng bay có cháy nổ hay không vấn đề nằm ở khí Hydro hay Heli trong bóng bay. Đây là 2 loại khí người bán bóng bay thường bơm vào để bóng bay có thể bay lên.

Hydro: Là chất khí nhẹ, nhẹ hơn không khí 16 lần, không màu, không mùi, trong suốt, dễ cháy và nổ ngay cả ở điều kiện nhiệt độ và áp suất bình thường.

Heli: Là khi trơ nhẹ hơn không khí 8 lần, không màu, không mùi, không cháy ở nhiệt độ và áp suất bình thường.

Bác sĩ Phúc cho biết, chính vì khả năng cháy nổ kinh khủng, nên Hydro còn được sử dụng làm bom nhiệt hạch, sức công phá mạnh gấp 1000 lần bom nguyên tử. Vì vậy, những quốc gia phát triển đã cấm bơm khí Hydro vào bóng bay, mà chỉ được phép bơm khí Heli vì khí này không gây cháy nổ như vậy.

Đến nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành lệnh cấm bơm Hydro vào bóng bay, trong khi giá Hydro chỉ bằng ¼ giá Heli, nên có thể một số người bán bóng bay vẫn bơm Hydro vào quả bóng. Khi phát nổ, quả bóng bay chứa Hydro có thể biến thành quả cầu lửa gây bỏng, chưa kể áp lục tạo ra từ tiếng nổ có sức công phá rất lớn, ngoài gây bỏng và tổn thương đụng dập mô mềm, thì mảnh bóng bay thậm chí có thể xuyên qua cổ họng, có thể làm mù mắt.

Bác sĩ Trần Văn Phúc.

Bác sĩ Trần Văn Phúc.

Bóng bay Hydro phát nổ khi nào?

Nguyên nhân đầu tiên, là khi bóng bay Hydro gặp nhiệt độ cao, ví dụ như ngoài trời nắng nóng, bóng đèn nóng trong nhà nhiệt độ cao, hay người hút thuốc lá tàn thuốc bay.

Nguyên nhân thứ hai, là đùa nghịch với bóng bay Hydro, thường là mọi người rất thích bóp quả bóng bay, vì bóp nắn sẽ mềm mềm thích. Người lớn cũng hay dùng bóng bay để trêu đùa trẻ em, ví dụ dùng bóng đập lên đầu lên mặt đứa trẻ vì nghĩ không sao, chẳng ngời bóng bay chứa Hydro với áp suất tăng đột ngột cũng gây cháy nổ. Trẻ em cũng thích chơi đùa bóng bay, nếu bên trong có khí Hydro, thì rất dễ gặp thảm hoạ.

Nguyên nhân thứ ba, đó là khi bóng bay Hydro gặp phải các vật chứa Hydrocarbon thơm, cũng gây cháy nổ. 

Bác sĩ Phúc cho hay bằng mắt thường không có cách nào phân biệt được bóng bay Hydro hay bóng hay Heli nên chỉ trông vào người bán có tâm, trước khi cơ quan chức năng ban hành lệnh cấm bán bóng bay bơm bằng khí Hydro và kiểm tra các cơ sở bán bóng bay.

V.Linh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính