Đi bộ được nhiều người thực hiện bởi đó là môn thể thao hữu ích cho sức khỏe mà lại đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải ai cũng có thể lựa chọn phương pháp tập thể dục này.
Những người không nên đi bộ thể dục:
1. Bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch là một trong những căn bệnh nguy hiểm nhất đến tính mạng con người. Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ Oxy đến não và các bộ phận khác trong cơ thể.
Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong. Những người bị bệnh tim mạch không nên có những hoạt động mạnh, dễ làm tim đập nhanh, kích thích co thắt mạch máu não, vỡ mạch máu não, nhồi máu não gây tử vong.
Chính vì vậy, những người bị tim mạch cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu muốn tập luyện đi bộ thường xuyên cũng như cần cải thiện chế độ dinh dưỡng trước.
2. Bệnh thoái hoá khớp gối
Khớp gối là một trong những khớp lớn nhất và phức tạp nhất của cơ thể. Khớp gối có nhiệm vụ nâng đỡ toàn bộ trọng lực của cơ thể, là phần nối giữa chân trên và chân dưới, giúp chân cử động dễ dàng. Người bị thoái hoá khớp gối đồng nghĩa với việc sụn khớp gối bị hao mòn, rách, nứt hoặc biến mất.
Điều này khiến các xương trong khớp va chạm, chà xát lên nhau gây tổn thương, đau đớn, gây sưng, cứng khớp, làm giảm khả năng di chuyển. Việc đi bộ không đúng có thể sẽ dẫn đến sự hình thành gai xương trong khớp gối, gây ra bệnh gai khớp gối. Điều này càng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Vì vậy những người bị thoái hoá khớp gối chỉ lên luyện tập vật lý trị liệu, không nên tự ý đi bộ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
3. Thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm là căn bệnh hay gặp ở nam giới hay những người phải làm những công việc nặng. Bạn hãy tưởng tượng: đĩa đệm là miếng kẹo cao su mỏng, nằm giữa các đốt sống lưng, nó bôi trơn để giúp đốt sống lưng hoạt động co giãn uyển chuyển hơn.
Bị thoát vị đĩa đệm có nghĩa là chiếc “ đệm” cao su bị rách, làm cho các đốt sống đè nén trực tiếp lên nhau, chèn ép lên các rễ thần kinh xung quanh cột sống. Khi chuyển động hay vận động mạnh, những đốt sống này sẽ cọ xát gây ra những đau đớn rất khó chịu.
Bệnh thoát vị đĩa đệm hay thoát vị cột sống thắt lưng gây ra sự chèn ép dây thần kinh cột sống, khiến cho bệnh nhân gặp nhiều đau đớn. Người bị thoát vị đĩa đệm khi đi bộ không đúng cách sẽ gây ra tình trạng bệnh thêm trầm trọng hơn.
4. Bệnh về mạch máu
Những người có bệnh về mạch máu như giãn tĩnh mạch chi dưới; viêm tắc động mạch, tĩnh mạch chi dưới… đều không nên đi bộ quá nhiều. Bình thường, mạch máu trong người chúng ta luôn lưu thông để mang máu từ mô và tế bào đến tim, phổi, nơi giúp máu trao đổi oxy để nuôi dưỡng cơ thể.
Người bị viêm tắc động mạch thường là những người hay phải đứng nhiều, đi lại nhiều làm tăng áp lực bơm máu lên, máu không kịp di chuyển sẽ dồn ứ lại gây viêm tắc.
Việc đi bộ nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến việc cho máu lưu thông, làm tăng quá trình tắc nghẽn mạch máu, gây phù tĩnh mạch, tăng cảm giác ngứa, rát, khó chịu… Vì vậy, việc đi bộ không những không giúp bệnh được cải thiện hơn mà còn khiến cho bệnh trở nên ngày càng trầm trọng hơn.
5. Người bị ứ dịch phù 2 chân dưới
Những người có biểu hiện bị phù 2 chi dưới nên đi khám bác sĩ vì đây là một trong những biểu hiện của bệnh suy thận, suy tim, sơ gan cổ chướng…
Tương tự những người bị bệnh suy giãn tĩnh mạch, người bị ứ dịch phù 2 chân cũng không nên đi bộ nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến việc máu lưu thông, làm cho quá trình trao đổi chất bị trì trệ.
Việc đứng lâu hay đi bộ sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc máu di chuyển ngược từ chân lên tim, phổi… Khi chúng ta đi bộ sẽ càng gây ra tình trạng máu đồn ứ, phù chân càng nặng hơn.
Vì vậy, những người bị dấu hiệu phù 2 chân dưới nên đi khám bác sĩ để tìm ra giải pháp thích hợp nhất chứ không nên tự ý đi bộ.
V.LinhBạn đang xem bài viết Đi bộ rất tốt nhưng những người mắc 5 bệnh này không nên đi bộ thường xuyên tại chuyên mục Cuộc sống Muôn màu của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].