Hãy xem xét những thông tin cảnh báo sau để giữ con mình không bị ngộ độc bởi thuốc, các sản phẩm gia dụng
Tại Mỹ, trung tâm kiểm soát nhiễm độc cho biết cứ 13 giây lại có 1 người bị nhiễm độc.
Gần ½ số nạn nhân là trẻ em, đối tượng thích leo trèo, khám phá, bỏ tất cả những gì nhìn thú vị vào mồm để nếm thử.
Nhiễm độc còn xảy ra khi trẻ hít phải khói độc, bôi bất cứ hóa chất độc hại lên da hoặc vào mắt.
Khi bạn không thể để mắt tới con từng phút từng giây, điều thiết yếu là các biện pháp phòng ngừa sau đây.
1. Sắp xếp thuốc và các chất có nguy cơ gây độc tiềm ẩn, như vitamins, dầu tắm, nước hoa… ngoài tầm với và tầm nhìn của trẻ
Hãy chắc chắn rằng những sản phẩm có nguy cơ tiềm ẩn gây độc cho trẻ cần được ghi nhãn cẩn thận. Tuy vậy, đừng hoàn toàn trông cậy vào điều đó.
Nhiều sản phẩm hoàn toàn bình thường, như si rô chữa ho của người lớn, cũng có thể gây ngộ độc cho trẻ khi chúng vô tình uống phải.
Hãy thử quỳ xuống, khi đang có tay và đầu gối chống trên sàn, bạn có thể quan sát mọi thứ theo cách một đứa trẻ. Đảm bảo rằng ở vị trí này, con không thể với được những sản phẩm có thể gây hại.
2. Dán nhãn ‘Mr Yuk’ (Ôi kinh quá) vào các sản phẩm mà trẻ có thể muốn thử ăn, uống và giải thích cho trẻ về nhãn dán đó. 3. Kiểm tra kỹ trước khi cho trẻ uống thuốc
Năm 2004, có tới hơn 65.000 trẻ em dưới 6 tuổi ở Mỹ phải cấp cứu vì cho uống nhầm thuốc hoặc quá liều.
Vì vậy, hãy đảm bảo bạn đọc kỹ đơn thuốc, liều lượng để không gây hại cho trẻ.
4. Chỉ sử dụng các sản phẩm tẩy rửa khi con bạn ngủ trưa hoặc ra ngoài
Những sản phẩm tẩy sàn, toilet có thể gây hại khi bé chạm vào hoặc ngửi mùi.
Hãy đảm bảo chỉ sử dụng chúng khi bé ngủ trưa hoặc đã ra ngoài. Sau khi dùng xong cần vặn chặt nắp, để xa tầm với của trẻ.
Tuyệt đối không rót những sản phẩm này vào các vỏ chai đựng đồ ăn, đồ uống đã hết.
5. Giữ thuốc của người lớn ở tủ riêng
Nhiều người có thói quen giữ thuốc ở trong túi áo, tủ đầu giường… cho dễ lấy. Những thứ thuốc này đặc biệt dễ thu hút với trẻ con và rất nguy hiểm khi trẻ tò mò nuốt vào.
Luôn luôn để thuốc ở tủ riêng, ngoài tầm với của trẻ nhỏ.
6. Không cho trẻ nhấp thử rượu
Tuyệt đối không cho trẻ nhấp thử rượu, dù chỉ một giọt.
Các loại đồ uống có cồn còn thừa sau bữa tiệc cũng cần để ngoài tầm với của bé.
7. Ghi số điện thoại cấp cứu gần điện thoại để bàn của gia đình
Dán số điện thoại này ở các địa điểm dễ thấy trong gia đình. Điều quan trọng là cần đảm bảo người chăm sóc trẻ có số điện thoại này khi trẻ nuốt hoặc chạm vào những vật gì gây hại.
Những chất nguy hiểm nhất cho trẻ nhà nào cũng có
- Dược chất, thuốc giảm đau, thuốc trị cao huyết áp, thuốc tiểu đường, thuốc trị ho…
- Thuốc nhỏ mắt, xịt mũi của người lớn. Một vài giọt có thể làm co thắt các mạch máu trong cơ thể trẻ và gây động kinh và hôn mê trong 20 đến 30 phút.
- Chất cồn trong đồ uống, nước hoa, xà phòng tắm, nước khử trùng, nước súc miệng…
- Chất chống đông hoặc chất tẩy rửa kính
- Chất hydrocarbon, thường có trong dầu tắm em bé, sản phẩm tẩy trang, sản phẩm đánh bóng đồ đạc, nhựa thông, dầu hỏa…
- Các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt côn trùng, thuốc phun hoặc bột diệt gián, mối, bọ… trong nhà.
- Các hóa chất ăn da, chẳng hạn như chất tẩy rửa lò nướng, xà phòng dùng cho máy rửa chén, sơn lót móng tay,…
Phương PhươngBạn đang xem bài viết Những đồ vật thường ngày có thể trở thành ‘thủ phạm’ gây ngộ độc cho trẻ tại chuyên mục Sống khỏe của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].