Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Những địa điểm lễ chùa du xuân đầu năm mới Mậu Tuất 2018 nổi tiếng nhất miền Bắc

Đi lễ chùa du xuân đầu năm không đơn giản để ước nguyện mà còn là dịp mọi người tìm về với chốn tâm linh sau những ngày tháng vất vả mưu sinh của một năm. Dưới đây là một số địa điểm lễ chùa du xuân đầu năm mới Mậu Tuất 2018 linh thiêng nhất mọi người hay đến.

Chùa Hương

Chùa Hương là cách nói trong dân gian, trên thực tế chùa Hương hay Hương Sơn là cả một quần thể văn hóa - tôn giáo Việt Nam, gồm hàng chục ngôi chùa thờ Phật, vài ngôi đền thờ thần, các ngôi đình, thờ tín ngưỡng nông nghiệp.

Chùa Hương là một trong những địa điểm lễ chùa du xuân đầu năm mới Mậu Tuất 2018 nổi tiếng nhất miền Bắc bởi chùa vừa linh thiêng lại tọa lạc ở một nơi non nước hữu tình, cảnh sắc sắc thiên nhiên tuyệt đẹp. Tới đây, không chỉ được cầu an, vãn cản chùa mà còn được thưởng thức nhiều đặc sản đặc sắc thú vị. Khoảng thời gian từ tháng 1 đến hết tháng 3 âm lịch là thời gian diễn ra lễ hội chùa Hương. Vào dịp này bạn sẽ có cơ hội hòa mình vào không khí tưng bừng cùng những hoạt động văn hóa của lễ hội chùa Hương.

Chùa Hương nằm trong khu danh thắng Hương Sơn, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Chùa Hương là miền đất Phật - nơi Bồ Tát Quan Thế Âm ứng hiện tu hành. Vì vậy đi chùa Hương bạn nên cầu bình an cho gia đình. 

le chua

Những địa điểm lễ chùa du xuân đầu năm mới Mậu Tuất 2018 nổi tiếng nhất miền Bắc là nơi mọi người tìm về sau những ngày tháng vất vả mưu sinh của một năm

Chùa Yên Tử

Chùa Yên Tử là nơi Phật Hoàng Trần Nhân Tông chọn làm nơi tu hành và sáng lập nên thiền phái Trúc Lâm Yên Tử được mệnh danh là "miền đất tổ Phật giáo của Việt Nam". Chùa Yên Tử là địa điểm lễ chùa du xuân đầu năm mới Mậu Tuất 2018 nổi tiếng rất linh thiêng. Chùa Yên Tử nằm trên núi Yên Tử thuộc xã Thương Yên Công, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.Ở Yên Tử có lễ hội Xuân, thường được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 10 tháng giêng và kéo dài hết tháng 3 (âm lịch). 

Chùa Bái Đính

Chùa Bái Đính là địa điểm lễ chùa du xuân đầu năm mới Mậu Tuất 2018 nổi tiếng. Chùa Bái Đính lớn nhất Việt Nam nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 15 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 95 km; nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình.

Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 Tết, khai mạc ngày mùng 6 Tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.

Chùa Bái Đính nằm trong quần thể Danh thắng Tràng An, cách trung tâm thành phố Ninh Bình 15 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 95 km; nằm ở phía Tây khu di tích lịch sử cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B thuộc xã Gia Sinh – Gia Viễn – Ninh Bình. Tới Bái Đính, người ta không thể không nhắc tới những kỉ lục mà nó sở hữu: ngôi chùa lớn nhất Việt Nam; tượng Phật bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á; chuông đồng lớn nhất Việt Nam; hành lang La Hán dài nhất Đông Nam Á… Năm 2010, chùa Bái Đính cũng là nơi tổ chức Đại lễ cung nghinh xá lợi Phật đầu tiên từ Ấn Độ về Việt Nam.

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ tọa lạc tại phố Quán Sứ không chỉ là ngôi chùa linh thiêng, thanh tịnh mà đây còn trụ sở trung tâm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong dịp năm mới, rất đông người dân, Phật tử về đây để đi lễ cầu mong mình và gia đình gặp nhiều may mắn.

Điều độc đáo ở ngôi chùa linh thiêng này là tại Gian Quan âm đang trưng bày pho tượng hòa thượng Thích Thanh Tứ, nguyên Phó chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, với kích cỡ như người thật.

Tổ đình Phúc Khánh

Chùa Phúc Khánh từ lâu đã là một địa chỉ tâm linh quen thuộc và nức tiếng linh thiêng đối với người dân Hà Nội. Ngay sau giờ phút giao thừa, rất đông người đã tới đây cầu may, hái lộc và xin quẻ cho một năm mới của bản thân và gia đình.

Chùa Phúc Khánh còn có tên gọi khác là chùa Sở, tọa lạc tại số 382 phố Tây Sơn, quận Đống Đa, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời Hậu Lê nhưng qua nhiều cuộc chiến tranh, loạn lạc, chùa bị phá hủy hoàn toàn. Đến thời vua Quang Trung, chùa được xây dựng lại bởi nhà sư Chiếu Liên và đô đốc quân Tây Sơn là Trần Văn Lễ. Sau này, chùa còn được trùng tu nhiều lần, gần đây nhất là năm 1950, chùa được xây dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

Phủ Tây Hồ 

Phủ Tây Hồ được coi là một trong những chốn linh thiêng nhất trong hệ thống đình chùa của Hà Nội. Không chỉ những người dân Hà Nội, mà đa số du khách khắp nơi khi đến thăm Hà Nội thì đều đến thắp hương cầu phúc ở Phủ Tây Hồ.

Phủ Tây Hồ nằm trên một bán đảo nhô ra giữa Hồ Tây, trước là một làng cổ của kinh thành Thăng Long nằm ở phía đông của Hồ Tây. Ở ngay đầu làng có một ngôi đền thờ bà chúa Liễu Hạnh, một người đàn bà tài hoa, giỏi đàn ca, thơ phú, đức độ nên đã được dân gian thần thánh hoá tôn làm Thánh Mẫu (Thánh Mẹ). Hàng năm cứ sau thời khắc giao thừa, khách hành hương về đây rất đông, vừa đi lễ Mẫu ban cho điều lành và mọi sự may mắn, vừa đi thưởng ngoạn cảnh đẹp Hồ Tây.

Hai bên đường dẫn vào Phủ là các hàng bán hoa quả, hương, oản, bánh kẹo, những cành vàng lá ngọc lấp lánh. Nhiều ông đồ cắm cúi viết sớ không kịp nghỉ tay trước hàng đoàn người đứng xếp hàng chờ đến lượt. Việc chen chân vào để đặt được lễ trong phủ thật khó, và không ít người phải đặt lễ lên đầu, hoặc phải bái vọng từ ngoài vào...

Chùa Hà

Chùa Hà là địa điểm lễ chùa du xuân đầu năm mới Mậu Tuất 2018 nổi tiếng về cầu tình duyên, trong ngày đầu năm Chùa Hà càng thu hút nhiều du khách, Phật tử đến lễ đầu năm và xin tình duyên được vẹn tròn. Đó là lý do nếu ở các ngôi chùa khác thì người đến thắp hương đông nhất là các cụ cao niên và trung niên thì ở chùa Hà, đông nhất lại là các bạn trẻ, các nam thanh nữ tú.

Chùa Bà Đá

Chùa Bà Đá là một ngôi chùa cổ nằm ở số 3 phố Nhà Thờ, Hà Nội, gần hồ Hoàn Kiếm. Ngôi chùa được xây năm 1056 này còn có các tên: Linh Quang tự, Sùng Khánh tự. Tuy chỉ là một ngôi chùa nhỏ nhưng nơi đây có cảnh quan khá đẹp với nhiều bức tượng gỗ. Hiện nay, chùa là trụ sở chính Thành hội Phật giáo Hà Nội. Người dân Hà Nội thường đi lễ đầu năm ở chùa Bà Đá để cầu xin may mắn và an lành cho bản thân và gia đình.

Xem thêm:

Mai Chi

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính