Báo Điện tử Gia đình Mới

Những dấu hiệu nguy hiểm cần báo y tế ngay khi chăm sóc trẻ mắc COVID-19 tại nhà

Bộ Y tế mới ban hành Hướng dẫn chăm sóc tại nhà đối với trẻ em mắc COVID-19, trong đó có những dấu hiệu nguy hiểm cha mẹ cần chú ý.

Theo Hướng dẫn mới của Bộ Y tế, khi có bất kỳ một trong các dấu hiệu, triệu chứng bất thường sau, cha mẹ cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám, chữa bệnh:

Đối với trẻ dưới 5 tuối

  • Tinh thần: trẻ quấy khóc không chịu chơi, không hóng chuyện hoặc li bì, hoặc co giật
  • Sốt cao liên tục >39 độ C và khó hạ thân nhiệt bằng các phương pháp như dùng thuốc hạ sốt + chườm/lau người bằng nước ấm. Hoặc sốt không cải thiện sau 48 giờ
  • Trẻ thở nhanh hơn so với tuổi:

- Trẻ < 02 tháng khi thở ≥ 60 lần/phút

- Trẻ từ 02 tháng đến < 12 tháng khi thở ≥ 50 lần/phút

- Trẻ từ 12 tháng đến < 05 tuổi khi thở ≥ 40 lần/phút

  Khi trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng bất thường, cha mẹ cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám. Ảnh minh họa

Khi trẻ mắc COVID-19 có triệu chứng bất thường, cha mẹ cần báo nhân viên y tế hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám. Ảnh minh họa

  • Trẻ thở bất thường: Khó thở, thở phập phồng cánh mũi, co kéo hõm ức, cơ liên sườn...
  • Dấu hiệu mất nước: môi se, mắt trũng, khát nước, đái ít
  • Tím tái
  • SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)
  • Nôn mọi thứ
  • Trẻ không bú được hoặc không ăn, uống được
  • Trẻ mắc thêm các bệnh khác như: sốt xuất huyết, tay chân miệng
  • Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu

Đối với trẻ từ 5 tuổi trở lên

  • Cảm giác khó thở
  • Ho thành cơn không dứt
  • Không ăn/uống được
  • Sốt cao không giảm hay sốt không cải thiện sau 48 giờ
  • Nôn mọi thứ
  • Đau tức ngực
  • Tiêu chảy
  • Trẻ mệt, không chịu chơi
  • SpO2 < 96% (nếu có máy đo SpO2)
  • Thở nhanh: Nhịp thở của trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút, trẻ từ 12 tuổi: ≥ 20 lần/phút
  • Thở bất thường: co kéo hõm ức, liên sườn
  • Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của trẻ em mà thấy cần cấp cứu

Khi điều trị COVID-19 cho trẻ em tại nhà không được tự ý dùng thuốc kháng vi rút, kháng sinh, kháng viêm... khi chưa có chỉ định của nhân viên y tế. Đồng thời, không xông cho trẻ em giống như điều trị COVID-19 cho người lớn.

An An/giadinhmoi.vn

Tin liên quan

Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO