Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới
Báo Điện tử Gia đình Mới

Những cách điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) nhanh và hiệu quả nhất

Hội chứng ruột kích thích (IBS) không dễ điều trị và dễ bị tái phát. Căn bệnh này mang lại rất nhiều phiền toái cho người bệnh. Vậy làm sao để điều trị nhanh và hiệu quả nhất?

Những cách điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) nhanh và hiệu quả nhất 0

Hội chứng ruột kích thích là gì?

Hội chứng ruột kích thích là một rối loạn chức năng của đường tiêu hóa. Bệnh biểu hiện với những triệu chứng đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón xen kẽ.

Theo WikiPedia, Hội chứng ruột kích thích được chia thành 4 nhóm chính là IBS-D (hay tiêu chảy), IBS-C (hay táo bón), IBS-M (vừa hay tiêu chảy hay vừa táo bón), và IBS-U (Không tiêu chảy hay không táo bón).

Hội chứng ruột kích thích ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và có thể dẫn đến lỡ nhỡ việc đi học hay đi làm.

Người bị hội chứng ruột kích thích thường gặp các rối loạn như lo âu, trầm cảm nặng, và hội chứng mệt mỏi mạn.

Điều trị hội chứng ruột kích thích

Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị hội chứng ruột kích thích dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại, kéo dài nhiều năm, bệnh nhân phải đi khám bệnh nhiều nơi, tâm lý luôn ngờ vực, lo lắng sợ bệnh nặng, bệnh ác tính.

Bác sĩ điều trị cần thiết lập mối quan hệ tin cậy, chắc chắn, kiên định với người bệnh, cần giải thích cho bệnh nhân hiểu thấu đáo về hội chứng ruột kích thích làm nhẹ đi sự lo lắng từ các triệu chứng của chính họ, hướng dẫn họ điều trị chi tiết, cẩn thận, tạo lòng tin cho người bệnh.

Một số lưu ý khi điều trị hội chứng ruột kích thích:

-Điều trị theo triệu chứng nổi trội là hợp lý và hữu ích.

-Chưa có thuốc riêng biệt nào điều trị hết mọi triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.

-Điều trị có thể không làm dứt hẳn triệu chứng nhưng sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng cuộc sống của người bệnh, các triệu chứng lâm sàng có thể giảm hoặc mất sau điều trị nhưng rất dễ tái phát.

-Không nên dùng thuốc kháng sinh, chỉ dùng kháng sinh khi có nhiễm khuẩn ruột.

Những cách điều trị hội chứng ruột kích thích

Thay đổi chế độ ăn uống

Khi đang có triệu chứng rối loạn tiêu hóa nên tránh ăn các thức ăn, nước uống không thích hợp.

Thức ăn khó tiêu, dễ sinh hơi như: Khoai, sắn, bánh ngọt nhiều bơ, hoa quả có nhiều đường (cam, quýt, soài, mít...).

Đồ uống nhiều đường và có gas, chất kích thích (rượu, cà fê, gia vị chua cay...).

Những thức ăn để lâu, bảo quản không tốt. Nếu có ỉa chảy tránh ăn qua nhiều thức ăn có nhiều chất xơ (rau muống, rau cải, dưa...).

5 loại thực phẩm những người mắc hội chứng ruột kích thích cần tránh xa

Những cách điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) nhanh và hiệu quả nhất 1

Kiên trì chế độ luyện tập 

Luyện tập chế độ đại tiện 1 lần trong ngày, xoa bụng buổi sáng khi ngủ dậy để gây cảm giác muốn đại tiện.

Luyện tập thư giãn, khí công, tập thể dục, đi bộ thường xuyên.

Thuốc điều trị triệu chứng:

-Chống đau, giảm co thắt: Duspataline, No-spa, Spasfon...

-Chống táo bón: uống nhiều nước, ăn thức ăn nhiều chất xơ, thuốc nhuận tràng (Forlax, Tegaserod, Duphalac...)

-Chống ỉa chảy: Smecta, Actapulgite, Imodium....

-Chống sinh hơi: Meteospasmyl, pepsan, than hoạt...

-Thuốc an thần kinh: Rotunda, Seduxen, Dogmatyl...

Kinh nghiệm điều trị hội chứng ruột kích thích bằng vị thuốc Đông y dễ tìm mà hiệu quả

Cũng như khi xác định nguyên nhân gây bệnh, việc điều trị cũng chia theo 2 hướng riêng cho người bệnh thể hàn và thể nhiệt.

Hội chứng ruột kích thích thể hàn có thể dùng các loại thảo dược vị cay, tính ấm, ôn ấm trừ hàn, có tác dụng ôn ấm táo thấp.

Cụ thể như sau:

- Rang lá ngải nóng và chườm vào bụng giúp giảm đau bụng. Cần lưu ý rang lá nóng vừa phải để đảm bảo không bị bỏng. Ngoài ra, bệnh nhân có thể dùng túi chườm nóng chườm vào bụng.

- Khi bị đau bụng, đi ngoài nhiều, có thể dùng gừng nướng lên, đập ra, đổ nước sôi vào để uống. Có thể cho thêm chút đường.

- Nhục quế (vỏ quế) nghiền ra, cất trong tủ lạnh dùng dần. Bột nhục quế pha với nước sôi uống hay vỏ quế dày đun lên lấy nước uống là những cách đơn giản để điều trị chứng ruột kích thích thể hàn.

Hội chứng ruột kích thích thể nhiệt cần dùng các loại thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, ích khí.

Bệnh nhân có thể tận dụng những thảo dược có ngay trong gia đình, có tác dụng hỗ trợ giảm bớt triệu chứng ruột kích thích.

Có rất nhiều loại rau, lá thanh nhiệt, giúp ích cho người bị chứng này. Rau diếp cá (ăn, xay lấy nước uống) là một trong số đó.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể ăn rau má, uống bột sắn, ăn các loại hoa quả mát (thanh long, bưởi, đu đủ chín...) cũng giúp các triệu chứng bệnh giảm bớt.

Đỗ đen có thể dùng để nấu chè, sao vàng để uống... cũng rất mát. Các bệnh nhân có thể uống nước hạt dành dành, hạt muồng để thanh nhiệt.

Mắc chứng ruột kích thích có cảm giác đầy hơi cũng có nhiều loại thảo dược để điều trị.

Có thể dùng lá thị (thị diệp) gói vào vải, chườm vào rốn hoặc đặt dưới lưng. Hoặc rửa sạch lá thị, hãm nước sôi uống. Cách làm này sẽ giúp người bệnh trung tiện được, thấy bụng nhẹ nhàng.

Bệnh nhân có thể dùng tỏi sống, đập nát, bọc vải mỏng, đắp lên bụng, khi thấy trung tiện được thì bỏ ra. Chú ý thấy nóng rát bỏ ra ngay, tránh bỏng rộp da do sự cay nóng của tỏi. Hoặc dùng tỏi nướng lên bọc vải, đắp vùng rốn, thấy trung tiện được hoặc nóng bỏ ra.

Có thể đun sôi uống khoảng 9 - 10 tép tỏi cũng giúp giảm đầy bụng.

Lưu ý với những người mắc bệnh thể này phải kiêng ăn đồ sống lạnh, thức ăn ôi thiu, tránh sinh hoạt, nằm ở nơi ẩm thấp.

Lương y Nguyễn Thanh Thúy nhấn mạnh các thảo dược trên chỉ có tác dụng giảm nhẹ triệu chứng, còn nếu muốn chữa khỏi bệnh ruột kích thích cần sử dụng các bài thuốc Đông y chế biến từ các vị thuốc chất lượng tốt, chế biến đạt chuẩn, gia giảm theo đúng cơ địa từng bệnh nhân.

Nếu chẩn đoán đúng, bệnh nhân có thể chữa khỏi chứng ruột kích thích với thời gian từ 10 – 20 ngày uống thuốc. Những người có thể trạng yếu cần điều trị lâu hơn, từ 20 – 30 ngày là hết bệnh.

Những cách điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) nhanh và hiệu quả nhất 2

Mắc Hội chứng ruột kích thích nên đi khám, điều trị ở đâu?

Để phát hiện đúng bệnh, bạn có thể tham khảo một số bệnh viện, trung tâm uy tín có thể thăm khám hội chứng ruột kích thích:

1. Khoa Tiêu Hóa – Bệnh viện Bạch Mai (Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội)

Bệnh viện có nhiều chuyên khoa, trong đó khoa Tiêu Hóa thuộc bệnh viện này đi đầu cả nước trong các lĩnh vực phòng ngừa, thăm khám và điều trị hội chứng ruột kích thích, cũng như các bệnh thuộc hệ tiêu hóa khác.

2. Khoa Phẫu thuật tiêu hóa – Bệnh viện Việt Đức (Địa chỉ: số 40 phố Tràng Thi, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)

Những năm gần đây, hệ thống máy móc xét nghiệm của Bệnh viện Việt Đức ngày càng hiện đại, vì thế bệnh nhân ruột kích thích có thể yên tâm với các xét nghiệm chẩn đoán bệnh.

3. Trung tâm tiêu hóa – Bệnh viện E (Địa chỉ: 89 Trần Cung, Quận Cầu Giấy, Hà Nội)

Trung tâm Tiêu hóa Bệnh viện E là tổ hợp chuyên ngành tiêu hóa thực hiện đầy đủ các chức năng khám, điều trị Nội khoa, Phẫu thuật Ngoại khoa kết hợp nội soi chẩn đoán và nội soi can thiệp cho các bệnh lý tiêu hóa.

4. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội (Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Quận Đống Đa, Hà Nội)

Đội ngũ bác sĩ của bệnh viện là các giáo sư, tiến sỹ đầu ngành về tiêu hóa. Đây là địa chỉ thăm khám bệnh tiêu hóa uy tín, được tín nhiệm trong những năm gần đây.

5. Viện nghiên cứu và đào tạo tiêu hóa, gan mật (Địa chỉ: tầng 10, tòa tháp VCCI, số 9, Đào Duy Anh, Hà Nội)

Ngoài chức năng nghiên cứu và đào tạo, Viện sẽ chuyển giao các kết quả nghiên cứu khoa học dựa trên các công nghệ tiên tiến vào chẩn đoán và điều trị người bệnh có bệnh lý tiêu hóa, gan mật, từ đó góp phần hạn chế những bất cập còn tồn tại, nâng cao hơn nữa chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe tiêu hóa tại Việt Nam.

Viện có nhiều máy móc hiện đại trong chẩn đoán bệnh về đường tiêu hóa, đáng chú ý là hệ thống máy nội soi hiện đại nhất Việt Nam, gồm 20 giàn nội soi và 120 dây soi cao cấp.

6. Bệnh viện Chợ Rẫy (Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, Phường 12, Quận 5, TP.HCM)

Bệnh viện Chợ Rẫy là một trong những bệnh viện uy tín, chất lượng hàng đầu ở TP.HCM. Với đa dạng các chuyên khoa, bệnh viện có thể chữa trị và đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của đông đảo các bệnh nhân.

7. Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Địa chỉ: Số 1 Nơ Trang Long, Phường 7, Quận Bình Thạnh, TP.HCM)

Với hội chứng ruột kích thích, bệnh nhân sẽ được khám, điều trị ở các khoa Nội soi, thăm dò chức năng, Nội tiêu hóa...

Sau khi khám và có các xét nghiệm chẩn đoán đầy đủ, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh thích hợp. Chính vì thế, bệnh nhân hoàn toàn có thể an tâm trong việc lựa chọn bệnh viện này để khám bệnh.

8. Bệnh viện Nhân Dân 115 (Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TP.HCM)

Từ lâu, Bệnh viện Nhân Dân 115 luôn được bệnh nhân tin tưởng không chỉ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn và tay nghề vững vàng mà cơ sở vật chất ở đây luôn được đảm bảo.

Những cách điều trị hội chứng ruột kích thích (IBS) nhanh và hiệu quả nhất 4

9. Bệnh viện Đại Học Y Dược TP.HCM (Địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Phường 11, Quận 5, TP. HCM)

Được xem là cái nôi trong việc đào tạo ra các bác sĩ giỏi, trình độ cao, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM luôn mang đến sự hài lòng cho bệnh nhân trong việc thăm khám chữa bệnh.

Với những bệnh nhân mắc hội chứng ruột kích thích, bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và tiến hành thăm khám tại đây.

Tin liên quan

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính