Những bí ẩn rùng rợn ẩn giấu trong 'khu rừng tự sát' nổi tiếng nhất Nhật Bản

Nằm bên sườn núi Fuji, chỉ mất hai giờ lái xe từ thủ đô Tokyo (Nhật Bản), khu rừng Aokigahara trở thành điểm đến "quen thuộc" của những ai có ý định tự tử.

1. Truyền thuyết về khu rừng tự sát

Vào thời kỳ khủng hoảng, các gia đình muốn giảm bớt miệng ăn trong nhà đành thực hiện nghi thức Ubasute.

Ubasute được dịch nôm na là "bỏ roi người già", đây là một nghi thức khá phổ biến thời đó và chỉ xảy ra khi nghèo đói đến cùng cực.

Nếu một gia đình quá nghèo, không đủ khả năng nuôi dưỡng thêm người, họ sẽ dẫn một người thân đã già yếu đến vùng núi, vào rừng hoặc một nơi rất xa, sau đó bỏ về, mặc cho người kia chết vì đói khát.

khu-rung-tu-sat-nhat-ban-giadinhmoi.vn

Khu rừng Aokigahara được cho rằng chính là nơi những người già bị bỏ lại nhiều nhất. Tuy chưa có bất kỳ xác nhận chính thức nào về việc này, nhiều người vẫn tin rằng đây là câu chuyện có thật.

2. Khu rừng này là một trong những địa điểm tự sát nổi tiếng nhất thế giới

Mỗi năm có khoảng 21.000 người Nhật tự tử vì áp lực công việc và cuộc sống. Con số này đã giảm khá nhiều so với năm 2003 khi có tới hơn 34.000 người quyên sinh.

Tuy nhiên, theo báo cáo của chính quyền địa phương, chỉ từ năm 2013 tới 2015, đã có ít nhất 100 người không sống ở khu vực xung quanh Aokigahara tìm về đây để kết thúc cuộc sống.

khu-rung-tu-sat-nhat-ban-3-giadinhmoi

Do có quá nhiều người tìm đến khu rừng Aokigahara để tự tử, chính phủ Nhật Bản và chính quyền địa phương đã tìm nhiều cách để hạn chế tình trạng này.

Những biển cấm, cảnh báo được đặt ở nhiều nơi, nhất là cổng vào khu rừng với nội dung: “Hãy suy nghĩ đến con cái và gia đình của bạn” hay “Mạng sống của bạn là món quà quý giá bố mẹ bạn trao cho”.

khu-rung-tu-sat-nhat-ban-1-giadinhmoi

Ngoài ra, những người gác rừng hoặc tuần tra cũng thường xuyên đến kiểm tra, trò chuyện và khuyên răn với những người đi vào rừng nếu thấy họ có biểu hiện mệt mỏi, buồn bã hay suy sụp.

3. Treo cổ là cách tự tử phổ biến nhất ở đây

Theo thống kê, treo cổ là hình thức được lựa chọn nhiều nhất và phù hợp nhất để từ giã cuộc đời ở trong rừng. Đứng sau đó là uống thuốc quá liều hay thuốc độc.

khu-rung-tu-sat-nhat-ban-7-gradinhmoi

Do có nhiều cây cối rậm rạp, những người có ý định tự tử khi đến đây đều chọn treo mình lên cây. 

4. Khó tìm thấy lối ra khi bị lạc trong rừng

Sở hữu diện tích khoảng 3.500 héc ta, có nhiều cây mọc từ lâu đời nên rừng Aokigahara còn được gọi với cái tên Biển Cây.

Ngay cả những nhà leo núi kỳ cựu hay dân địa phương cũng khó có thể tìm được lối ra mỗi khi bị lạc trong rừng.

Vì thế, giải pháp của họ là đánh dấu lên cây bằng dây buộc hay băng dính. 

khu-rung-tu-sat-nhat-ban-2-giadinhmoi

Đây cũng chính là nguyên do vì sao nhiều người tự sát ở đây không thể tìm thấy thi thể, do họ đã đi quá sâu vào rừng và đội cứu hộ không phát hiện được.

5. Là nguồn cảm hứng cho nhiều tác phẩm nghệ thuật

Cuốn bi tiểu thuyết có tên “Kuroi Jukai” năm 1960 của nhà văn Seicho Matsumoto và cuốn “Hướng dẫn tự tử toàn tập” lấy cảm hứng từ khu rừng Aokigahara, được cho rằng cổ xúy người dân Nhật Bản tìm đến khu rừng này tự tử.

Do những quyển sách này thường được tìm thấy trong tư trang của những người tự tử ở đây.

khu-rung-tu-sat-nhat-ban-8-gradinhmoi

Năm 2016, một bộ phim mang tên "Khu rừng tự sát" của điện ảnh Mỹ cũng được quay tại chính nơi đây với nhiều tình tiết ghê rợn.

Kim Oanh

Tin liên quan

từ khóa Tags:

© CƠ QUAN CHỦ QUẢN: VIỆN NGHIÊN CỨU GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN. 

Giấy phép hoạt động báo chí điện tử số 292/GP-BTTTT ngày 23/6/2017 do Bộ Thông tin- Truyền thông cấp. Tên miền: giadinhmoi.vn/

Tổng biên tập: Đặng Thị Viện. Phó Tổng biên tập: Phạm Thanh, Trần Trọng An. Tổng TKTS: Nguyễn Quyết. 

Tòa soạn: Khu Đô thị mới Văn Quán, phường Phúc La, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam. 

Văn phòng làm việc: Nhà C3 làng quốc tế Thăng Long, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội.  

Điện thoại: 0868-186-999, email: [email protected]

Thông tin toà soạn | Liên hệ | RSSBÁO GIÁ QUẢNG CÁO Bất động sản- Tài chính