Ai nên tiêm vắc xin phòng cúm?
Theo các chuyên gia, có một số đối tượng nên tiêm vắc xin phòng cúm đó là:
- Trẻ từ 6 tháng đến 18 tuổi
- Người lớn trên 50 tuổi
- Những người đang cần chăm sóc y tế
- Những người có hệ miễn dịch yếu
- Những người thường xuyên làm việc ở chỗ đông người như làm ở bệnh viện, phòng cấp cứu…
- Phụ nữ mang thai
- Những người mắc bệnh mãn tính
- Điều dưỡng viên hoặc những thành viên trong gia đình tiếp xúc trực tiếp với người có nguy cơ cao mắc bệnh
Ai không nên tiêm phòng cúm?
Vắc xin phòng cúm tuy tốt nhưng không phải ai cũng tiêm được. Bạn không nên tiêm mũi này nếu có gặp những vấn đề sau:
- Bị sốt hoặc mắc bệnh nghiêm trọng vào thời điểm tiêm vắc xin
- Có tiền sử mắc hội chứng Guillain Barre sau khi tiêm vắc xin phòng cúm trước đó
- Dị ứng với vắc xin phòng cúm
- Những trẻ dưới 6 tháng tuổi không nên tiêm phòng cúm
Dị ứng trứng là nguyên nhân dẫn đến phản ứng với các mũi tiêm phòng cúm. Một nghiên đã chỉ ra rằng ngay cả khi bị dị ứng nặng nề với trứng, bạn vẫn có thể tiêm phòng cúm dưới sự giám sát chặt chẽ.
Tuy nhiên, cách tốt nhất là bạn nên hỏi bác sĩ xem liệu mình có được tiêm phòng cúm hay không.
Khi nào bạn nên tiêm vắc xin phòng cúm?
Cúm mùa thường xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Vắc xin sẽ có hiệu quả sau hai tuần tiêm. Vì vậy, nếu bạn có nguy cơ cao mắc cúm, hãy tiêm vắc xin càng sớm càng tốt để phòng bệnh hiệu quả nhé.
Tôi nên tiêm bao nhiêu là đủ?
Vắc xin phòng cúm mùa sẽ khác từng năm bởi vì công thức thay đổi theo các nghiên cứu của chuyên gia. Do đó, bạn có thể tiêm phòng cúm hàng năm. Bạn có thể tiêm phòng cúm ở các cơ sở y tế, bệnh viện,…
Tiêm phòng lúc nào là quá muộn?
Một vài người nghĩ rằng nếu họ bị cúm rồi thì họ không cần tiêm vắc xin cúm nữa. Nhưng điều đó là không chính xác. Có nhiều khả năng vi rút cúm quay vòng hàng năm. Bởi vì bạn bị cúm A vào tháng 12, điều đó không có nghĩa rằng bạn không bị mắc cúm B ngay sau đó.
Vì vậy, nếu bạn chưa tiêm phòng cúm, hãy tiêm ngay để đề phòng mắc bệnh nhé.
Tác dụng không mong muốn khi tiêm phòng cúm là gì?
Tác dụng phụ khi tiêm phòng cúm thường rất nhỏ. Và bạn có thể gặp tình trạng này khi đi tiêm phòng cho trẻ:
- Sốt nhẹ
- Đau tại vết tiêm
- Giảm năng lượng
Tuy nhiên, một số người có thể phản ứng với thuốc và có những dấu hiệu nặng như sưng to, khó thở, tê tay chân… Những trường hợp như thế, bạn nên đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi nhé.
(Theo Verywellhealth)
Xem thêm clip: 6 tư thế giúp bạn giảm đau lưng mà không cần tập thể dục
Minh TrầnBạn đang xem bài viết Những ai cần phải tiêm vắc xin phòng cúm và khi nào cần tiêm? tại chuyên mục Tư vấn chuyên gia của Gia Đình Mới, tạp chí chuyên ngành phổ biến kiến thức, kỹ năng sống nhằm xây dựng nếp sống gia đình văn minh, tiến bộ, vì bình đẳng giới. Tạp chí thuộc Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển (Liên Hiệp Các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam), hoạt động theo giấy phép 292/GP-BTTTT. Bài viết cộng tác về các lĩnh vực phụ nữ, bình đẳng giới, sức khỏe, gia đình gửi về hòm thư: [email protected].